Bún nước lèo Sóc Trăng – Món ngon miền Tây dân dã nhưng tuyệt hảo

Bún nước lèo Sóc Trăng – Món ngon miền Tây dân dã nhưng tuyệt hảo

Món bún nước lèo Sóc Trăng là một trong những món đặc sản miền Tây nổi tiếng nhất. Tại nhiều thành phố, tỉnh thành khác nhau, bạn có thể thấy một vài quán bán món này. Vậy điều gì khiến cho bún nước lèo lại trở nên phổ biến đến vậy? Có thể đó là nhờ những đặc điểm độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Khmer. Khó lòng có một món ăn nào khác sở hữu được nét độc đáo này của bún nước lèo tại Sóc Trăng. Không chỉ đơn giản là ít bún, nước lèo, thịt,… mà có thể tạo nên món ăn tuyệt vời thế này.

Để hiểu rõ hơn về ẩm thực phong phú của Việt Nam thì hãy đồng hành cùng WPD.VN nhé. Mọi điều thú vị về món ăn dân dã nhưng tuyệt hảo này đều sẽ được bật mí dưới đây.

Bún nước lèo Sóc Trăng đậm chất văn hóa ẩm thực của đồng bào Khmer

Bún nước lèo Sóc Trăng từ lâu đã trở thành món đặc sản hết sức đặc trưng của miền Tây. Hãy chính xác hơn là đặc sản văn hóa ẩm thực của đồng bào Khmer. Nhờ sự giao thoa văn hóa mà người Khmer đã sáng tạo ra một món ăn hết sức độc đáo. Điều thú vị khi đến Sóc Trăng là tại mỗi tỉnh, người dân địa phương sẽ có từng bí quyết riêng. Thế nên khi thưởng thức ẩm thực, mỗi vùng sẽ sở hữu từng nét đặc trưng riêng.

Bún nước lèo Sóc Trăng đậm chất văn hóa ẩm thực của đồng bào Khmer

Tuy nhiên, đối với người dân Sóc Trăng, một tô bún nước lèo ngon thì nước lèo phải trong vì nước lèo chính là “linh hồn” của tô bún. Sau khi nấu, nước lèo vẫn giữ được hương thơm; vị mắm mặn nhẹ ở đầu lưỡi mà người ở quê thường gọi là “măn mẳn”.

Thông thường để nước lèo được ngon đậm đà và không nặng mùi; người ta thường dùng mắm cá sặc xứ Ngã Năm và Trần Đề (cũng thuộc tỉnh Sóc Trăng), nấu bằng nước dừa. Bên cạnh đó là củ ngải bún và sả nguyên cọng đập dập. Đây là điểm khác biệt của bún nước lèo Sóc Trăng so với các địa phương khác và khác xa bún mắm.

Sóc Trăng là nơi giao thoa ẩm thực độc đáo

Sóc Trăng được người sành ẩm thực ví là “kinh đô lâu đời” của bún nước lèo. Người ta gọi bún nước lèo Sóc Trăng là món ăn đoàn kết, bởi món ăn là sự kết hợp tinh hoa của dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, thể hiện ở mỗi thành phần món ăn là đặc trưng của 3 dân tộc. “Linh hồn” của nồi nước lèo là sự hòa quyện giữa mắm, ngải bún (một loại củ giống củ nghệ, màu hơi đậm hơn nghệ), sả.

Sóc Trăng là nơi giao thoa ẩm thực độc đáo

Theo đó, mắm thường dùng là những loại có sẵn tại địa phương như: mắm cá sặc, riêng người Khmer thường nấu bằng mắm bò hóc; ngải bún, sả để khử mùi tanh và tạo mùi thơm. Cho nên, dù là người kém ăn, sợ mùi tanh cách mấy cũng phải động đũa thưởng thức tô bún nước lèo nghi ngút khói với mùi hương đặc trưng riêng biệt. Ông Trần Công Phước – chủ quán bún nước lèo 36 thì có sự kết hợp 3 loại mắm: mắm bò hóc, mắm cá sặc và mắm nêm khi nấu nước lèo.

Một tô bún nước lèo Sóc Trăng sẽ trông như thế nào?

Để làm nên một tô bún nước lèo Sóc Trăng ngon nhất định không thể thiếu những sợi bún trắng ngà vừa mềm mát nhưng vẫn đủ độ dai. Ngon nhất chính là loại bún của người Sóc Trăng được làm từ loại gạo dẻo. Người ta dùng gạo mùa đã được ngâm nước qua đêm rồi mới đem xay trong cối đá dạng bột nước để tạo thành những sợi bún trong, dẻo thơm.

Ngoài ra, trong tô bún nước lèo của người Sóc Trăng còn có những lát thịt trắng nâu của những con cá lóc đánh bắt từ môi trường thiên nhiên. Lại càng ngon hơn khi khách vừa ăn vừa hít hà vì vị cay, chua của ớt, giấm (hoặc chanh). Món ăn này thích hợp nhất cho các buổi sáng sớm, vào buổi chiều tối hoặc những ngày mưa lạnh. Cái nóng ấm của tô bún mang lại cho ta một cảm giác ấm áp vô cùng.

Bún nước lèo có được hương vị đặc trưng khó quên chính là nhờ có mắm bò hóc. Đây là một loại mắm đặc trưng của người Khmer; làm bằng các loại cá lóc, cá trê đồng, tôm, tép tươi. Sau khi đánh bắt hoặc mua về; người ta đem ủ các loại thủy hải sản này trong muối từ 6 tháng trở lên cho đến khi thành mắm. Để nấu nước lèo, người ta phải rã mắm trong nước sôi rồi chờ thịt mắm tan ra hết, sau đó mới tiến hành lọc bỏ xương mắm lấy nước riêng.

Theo người dân nơi đây, bún nước lèo Sóc Trăng ngon còn được nấu bằng nước dừa xiêm, xương heo. Nước lèo phải trong và có màu cánh gián nhạt.

Bún nước lèo của người Khmer có một bí quyết không thể thiếu

Nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ tạo trở thành đặc sản Sóc Trăng; vì làm nên danh tiếng cho bún nước lèo Sóc Trăng còn đòi hỏi sự có mặt của “ngải bún”. Củ ngải bún dài, có màu vàng nhạt, hình dáng gần giống củ nghệ hoặc gừng. Đây là một loại gia vị nổi tiếng của đất nước Campuchia; không có hương thơm nồng như gừng nhưng dịu nhẹ và kéo dài. Trong món bún của người miền Tây, củ ngải bún là một loại gia vị không thể thiếu. Nguyên liệu này tạo nên hương vị đặc trưng rất riêng cho món ăn. Từ đó, dưới bàn tay tài hoa của những người dân tộc Khmer; món bún tưởng chừng dân dã đó đã sớm trở thành món ăn nổi tiếng chẳng riêng gì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bún nước lèo của người Khmer có một bí quyết không thể thiếu

Nguồn: nucuoimekong.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội