Di tích lịch sử chứa đựng giá trị lịch sử to lớn – Nhà tù Hỏa Lò

Di tích lịch sử chứa đựng giá trị lịch sử to lớn – Nhà tù Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò được xây dựng ngay tại  phố Hỏa Lò, Hà Nội. Xưa mảnh đất này thuộc thôn Nam Phú huyện Tiền Nghiêm. Đến giữa thế kỷ 19, thôn này hợp nhất với huyện Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, thôn Phú Khánh, thôn Nguyên Khánh thuộc huyện Hạp Đức, trấn Sơn Nam. Phú Khánh (Phú Khánh) là làng chuyên làm các loại sành, siêu nung và các loại đất nung (nung, mộc) bán khắp các kỳ nên nơi đây được gọi là làng Hỏa Lò. Khi Pháp chiếm thành Hà Nội, chúng di dời dân làng đi nơi khác và phá bỏ tháp Lưu Ly, tháp Bích Thư, Bích Hoài để lấy đất xây dựng tòa án và nhà tù. Vì nó nằm ở Làng Hualu nên nhà tù được gọi là “Nhà tù Hỏa Lò”.

Nhà tù Hỏa Lò được người Pháp xây dựng vào năm 1896 và được đặt tên là “Nhà tù trung tâm”. Nhà tù nằm hoàn toàn trên khu đất bậc thang của làng . Đối diện với nhà tù là tòa nhà ở phía đông, ranh giới phía tây nam phố Thợ Nhuộm, ranh giới phía tây phố Richaud (ngày nay là phố Quán Sứ), ranh giới phía bắc phố Rollandes (nay là phố Hai Bà Trưng).

Di tích lịch sử chứa đựng giá trị lịch sử to lớn – Nhà tù Hỏa Lò

Du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đến thăm Hà Nội – Thành phố vì Hòa bình đều dành thời gian tới tham quan, tìm hiểu, khám phá về Di tích lịch sử Nhà tù , nơi ghi đậm dấu ấn về lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong thời gian qua, Ban Quản lý Di tích Nhà tù đã luôn đổi mới, đa dạng các hoạt động chuyên môn và phục vụ để nơi đây thực sự là điểm đến, thu hút nhiều đối tượng du khách.

Dấu ấn lịch sử

Dấu ấn lịch sử

Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò nằm ngay trung tâm Thành phố Hà Nội. Năm 1896, thực dân Pháp cho xây dựng Nhà tù Hỏa Lò nhằm giam giữ những chiến sỹ yêu nước, cách mạng Việt Nam. Ban đầu, nhà tù được đặt tên là Maison Centrale (Đề lao Trung ương Hà Nội). Nhưng do nhà tù được xây trên đất của làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, Hà Nội – làng nghề thủ công truyền thống chuyên sản xuất các loại bát, đĩa, siêu, ấm, bếp lò… bằng đất nung nên còn có tên Nôm là làng Hỏa Lò. Và tên gọi “Nhà tù Hỏa Lò” thường được người dân quen gọi bởi lẽ đó.
Nhà tù  được thực dân Pháp khẳng định là công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương. Bao quanh nhà tù là bức tường bằng đá, cao 4,5m, dày 0,5m, có cắm mảnh thủy tinh và hệ thống điện cao thế ở trên. Bốn góc nhà tù là bốn tháp canh dùng làm nơi binh lính tập trung canh gác, quan sát nhất cử nhất động toàn bộ trại giam. Các phòng giam, xà lim chật chội, thiếu không khí và những tên cai ngục khét tiếng, có thâm niên cai quản nhà tù sẵn sàng đàn áp, thậm chí cướp đi sinh mạng của tù nhân.

Lưu giữ nhiều hiện vật quý, có giá trị lịch sử

Hiện nay, Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò còn lưu giữ nhiều hiện vật quý; có giá trị lịch sử như: Cổng chính nguyên bản của Nhà tù ; Hai cửa cống ngầm tù chính trị dùng vượt ngục Nhà tù Hỏa Lò năm 1945 và 1951; Máy chém thực dân Pháp dùng hành hình tù nhân tại Nhà tù  hoặc đưa về nhiều địa phương trên cả nước để hành quyết tù nhân như: Xử tử hình 7 chiến sỹ trong tổ chức Việt Nam Quang phục hội (1913), chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Hoàng Tôn (1931) ngay trước cổng nhà tù; Ông Nguyễn Thái Học và 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng bị bắt trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930), Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân tại Hải Phòng (1932)…

Nhà tù Hỏa Lò là “địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội”

Nhà tù Hỏa Lò là “địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội”

Nhà tù  là “địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội”. Nơi đây, nhiều thế hệ người Việt Nam đã bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Đó là các nhà Nho yêu nước như: Cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Dương Bá Trạc. Đến các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười… những người con ưu tú của dân tộc ta, sau này trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng nhiều cán bộ, chiến sỹ cách mạng khác.
Trong tù, với chế độ giam giữ hà khắc, sinh hoạt thiếu thốn; thậm chí phải hy sinh cả tính mạng, nhưng các chiến sỹ vẫn giữ vững ý chí đấu tranh.

Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành “trường học”, là môi trường rèn luyện tư tưởng

Nhà tù  đã trở thành “trường học”; là môi trường rèn luyện tư tưởng, ý chí đấu tranh cách mạng. Trong tù, xuất hiện các lớp huấn luyện chính trị tập trung; các tờ báo Lao tù đỏ, Lao tù tạp chí… ra đời khiến kẻ thù phải nể phục. Năm 1930; Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập do đồng chí Hoàng Quốc Việt làm bí thư đã phát huy vai trò người lãnh đạo; tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh, giành thắng lợi

Nhà tù Hỏa Lò đặt dưới sự quản lý của chính quyền cách mạng.

Nhà tù Hỏa Lò đặt dưới sự quản lý của chính quyền cách mạng

Sau ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng (10/10/1954); Nhà tù đặt dưới sự quản lý của chính quyền cách mạng. Từ năm 1964 – 1973, một phần của Nhà tù Hỏa Lò được dùng để giam giữ phi công Mỹ bị bắn rơi; trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, trong đó có P. Peterson – sau này là Đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam; John McCain – một trong hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2008…
Năm 1993, một phần của Nhà tù Hỏa Lò được dỡ bỏ để mở rộng đường phố; và xây dựng Tháp trung tâm Hà Nội. Phần còn lại có diện tích là 2.434m2 ;trở thành Di tích lịch sử cách mạng đặc biệt của Thủ đô. Nơi đây, còn lưu giữ nhiều tài liệu, hồ sơ về những tấm gương bất khuất; chiến đấu hy sinh oanh liệt của nhiều thế hệ các chiến sỹ yêu nước. Do làm tốt công tác bảo tồn, Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò hiện còn khá nguyên vẹn; với nhiều tư liệu quý, được trưng bày khoa học, được đánh giá là điểm tham quan hấp dẫn; thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Nguồn: Hoalo.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội