Giá trị lịch sử của di sản văn hóa Kinh Thành Huế

Giá trị lịch sử của di sản văn hóa Kinh Thành Huế

Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời hai vị vua là vua Gia Long và vua Minh Mạn . Đây là một quần thể có giá trị lịch sử được UNESCO xếp vào danh sách di sản văn hóa của nhân loại, là một trong những kinh đô phong kiến ​​phương đông, nơi đây còn lưu giữ được tổng thể kiến ​​trúc nghệ thuật cung đình với hệ thống lâu đài, cung điện nên với Công ước Bảo vệ Di sản và Văn hóa Quốc tế.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Hoàng thành Huế ngoài sự xuống cấp theo thời gian do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, còn bị tác động và tàn phá của chiến tranh và các yếu tố nhân tạo. Đặc biệt, có nhiều người dân sinh sống trong khu di tích Cố đô Huế từ các khu vực khác đến, khiến di tích bị xâm phạm nghiêm trọng.

Kinh Thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa nguyên lý kiến ​​trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết học phương Đông và kiến ​​trúc quân sự phương Tây, đồng thời hòa nhập với các yếu tố tự nhiên: núi Nguyên Bình, núi Tương, cù lao Giản Viên, cù lao Bộc Thanh, hòn Hến … Trải qua thời gian và những biến động của lịch sử, Huế vẫn giữ được dáng dấp của một cố đô, với hàng trăm tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc và phong cách, phong phú, đa dạng và đầy bản sắc của Huế

Giá trị lịch sử của di sản văn hóa Kinh Thành Huế

Từ thời của người anh hùng Nguyễn Huệ, mảnh đất Huế đã được các bậc vua chúa ngày xưa chọn làm nơi xây dựng kinh đô. Trải qua bao sóng gió của các cuộc chiến tranh, kinh thành Huế vẫn giữ được vẻ nguyên vẹn vốn có, trở thành một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Kinh Thành Huế

kinh thành huế

Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của nhà Nguyễn trong suốt 140 năm. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Năm 1803, vua Gia Long đã khảo sát nơi này để xây dựng kinh đô, cho đến năm 1805 mới bắt đầu tiến hành xây dựng. Kinh thành Huế được hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng, gồm có ba vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành, và Tử Cấm Thành.

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương; xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ“ (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Tổng thể kiến trúc này dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thủy rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long Hữu Bạch Hổ) để bạo vệ cố đô. Hiện tại, trong kinh thành vẫn còn lưu giữ những di tích như Trường Quốc Tử Giám, Tàng Thư Lâu, điện Long An, Hồ Tịnh Tâm,…

Kinh Thành Huế ngày nay

Kinh Thành Huế ngày nay

Hiện nay, di tích Kinh thành Huế là di tích lịch sử còn giữ được vẻ nguyên vẹn nhất tại Việt Nam. Cố đô Huế toát lên vẻ trang nghiêm; cổ kính với bức tường thành cao sừng sững cùng những cung điện nguy nga, tráng lệ. Nơi đây tuy mang dáng dấp của ngàn xưa nhưng không hề là một thành phố trầm mặc; Huế hiện tại vô cùng nhộn nhịp và vui tươi. Đây chính là vùng đất tuy thanh tịnh mà không quá u buồn.

Điểm thu hút khác của Huế chính là những lăng tẩm của các vị vua thời Nguyễn. Tại đây có bảy công trình kiến trúc lăng mộ của các đời vua triều Nguyễn như: vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định, Dục Đức, Đồng Khánh. Các khu lăng tẩm ấy nằm trong một vùng khá riêng biệt ở phía Tây Huế; và luôn tuân theo những quy luật về phong thủy. Mỗi lăng tẩm đều có một kiến trúc khác nhau, tạo nên nét độc đáo riêng biệt; thể hiện tài hoa của những nghệ nhân thời xưa.

Vào năm 1923, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế được thành lập; với tên đầu tiên là Musee’ Khải Định. Sau năm lần thay đổi tên; vào năm 1993 nó đã chính thức được đổi tên thành Bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Tại bảo tàng này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng; và tìm hiểu về hàng nghìn hiện vật gồm đồ gốm sứ, gỗ ; đồng, pháp lam, đá, xương, ngà, sừng, điêu khắc trên đá… được trưng bày tại đây.

Kinh thành Huế là di sản văn hóa phi vật thể “Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế”

Một trong những điểm đặc sắc của kinh thành Huế là di sản văn hóa phi vật thể “Nhã nhạc cung đình Huế”. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Đây là dòng nhạc cung đình truyền thống còn bảo lưu duy nhất ở cố đô này. Du khách có thể thưởng thức những tài năng âm nhạc; với những nhạc khí được chế tạo công phu được trình diễn ở Huế. Trước đây, thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến này được biểu diễn vào các dịp lễ hội như vua đăng quang; vua băng hà hay các lễ hội tôn nghiêm khác trong 5 triều đại nhà Nguyễn.

Vào mỗi dịp Festival Huế, thành cũ, mái đình rêu phong cổ kính của Đại Nội – Huế về đêm; được thắp lên ánh sáng lung linh huyền ảo. Từ cửa Ngọ Môn, cổng chính của khu vực Đại Nội (Hoàng thành Huế), cờ xí được bày trí; đèn lọng uy nghiêm, hàng lính cấm vệ trong sắc phục truyền thống… Đó là sự tái hiện cuộc sống phồn hoa của chốn hoàng cung khi màn đêm buông xuống. Du khách sẽ được thả hồn mình vào một không gian huyền ảo khói sương với mùi trầm hương nghi ngút; như được sống trong không gian hoàng cung đầy huyền hoặc.

Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế trên sông Hương

Sau khi thưởng thức nhã nhạc cung đình; mời bạn đến với một món ăn tinh thần quý giá khác, đó chính là Ca Huế. Bất cứ ai khi đến Huế cũng đều muốn có dịp thưởng thức loại hình nghệ thuật này. Trên dòng sông Hương êm ả, dưới ánh trăng thơ mộng hay giữa những ánh đèn đêm sáng lung linh; cảm giác khi vừa du thuyền lướt nhẹ trên sông vừa được nghe những lời ca dịu ngọt; mê hồn quả là khiến người ta khó có thể quên được.

Đêm ca Huế trên sông Hương thường được bắt đầu từ 7h tối. Đò nghe ca Huế được thả trên sông đoạn từ Phu Văn Lâu đến cầu Tràng Tiền; đi ngang qua kinh thành để du khách có dịp trải nghiệm những góc nhìn độc đáo về văn hóa lịch sử ở đất cố đô.

Âm thực cung đình

ẩm thực cung đình

Một điều đặc sắc ở xứ Huế chính là ẩm thực cung đình. Huế luôn mang dáng dấp của nền văn hóa thời xưa nên ẩm thực nơi đây luôn biểu hiện sự tinh túy, cầu kỳ; trang nhã và thanh cao. Ngày nay, người Huế vẫn giữ được một cung cách ăn uống theo kiểu cung đình xưa nên từng món ăn ở đây; đều được những người đầu bếp làm rất tỉ mỉ.

Thành phố Huế hiện đại đang phát triển từng ngày; nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hóa trong truyền thống quý báu của dân tộc ta. Kinh thành Huế là di tích lịch sử quý giá mang giá trị truyền thống sâu sắc; những nét văn hóa cung đình như Nhã nhạc cung đình Huế; ẩm thực cung đình góp phần làm nên nét đặc trưng của Huế mà không tìm được ở bất kỳ nơi nào khác.

Nguồn: Cungbandulich.info

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội