Giá trị lịch sử của Thành Cổ Loa

Giá trị lịch sử của Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa là kinh đô của Nhà nước do An Dương Vương thành lập. Thành Cổ Loa được thành lập vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Hiện nay, thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa ở Đông Anh, Hà Nội. Thành Cổ Loa được đưa vào danh sách di sản văn hóa lịch sử quốc gia của Việt Nam vào năm 1962. Tòa lâu đài này gắn liền với nhiều truyền thuyết xa xưa, ví dụ điển hình là truyền thuyết Trọng Thủy- Mê Châu. Ngoài ra, lâu đài Koloa còn có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử. Nơi đây đánh dấu mốc son nước ta bắt đầu từ miền núi xuống đồng bằng và dựng đô. Cùng Huỳnh Hiếu Travel tìm hiểu về Thành Cổ Loa nhé!

Thành cổ loa nơi gắn liền với nhiều truyền thuyết thú vị đã đi vào văn học của người Việt ta; trong đó có việc vua An Dương Vương định xây thành; cây thánh giá của Kim Quy bắn hạ hàng trăm kẻ thù; sự đồng cảm và cảm động của tình yêu sâu đậm (Trọng Thủy) … Từ bao đời nay; những dấu tích của lâu đài cổ kính và những nhân vật huyền thoại này đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Bài viết này sẽ chỉ ra những nét khái quát đặc trưng về những di tích văn hóa lịch sử có giá trị đặc biệt của thủ đô có bề dày lịch sử hàng nghìn năm.

Vị trí của Cổ Loa

Vị trí của Cổ Loa

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác Châu thổ sông Hồng, là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ.  Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình.

Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại Đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc Bộ Việt Nam. Qua sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc Bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam.

Giá trị lịch sử của Thành Cổ Loa

Vị trí của Cổ Loa

Theo thống kê, trong khu vực Cổ Loa hiện có khoảng 60 di tích (trong đó có 07 di tích cấp quốc gia), bao gồm các loại hình: di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, cách mạng, di chỉ khảo cổ học.

Đời sống tinh thần của cư dân Cổ Loa rất phong phú, với nhiều tập tục mang đậm sắc thái vùng miền, như tục kết chiềng, kết chạ, tục ăn sêu Bà Chúa vào ngày 13 tháng Tám (Âm lịch), tục khất keo làm cụ Từ, tục kiêng tên húy, tục kiêng nuôi gà, ngan, ngỗng trắng, tục đãi dâu, không đãi rể. Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại đền Thượng vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm (tương truyền là ngày Thục Phán lên ngôi vua, lấy hiệu là An Dương Vương)…

Di tích Cổ Loa cũng là địa điểm khảo cổ học có giá trị nổi bật, gắn với các giai đoạn văn hóa khảo cổ của người Việt, như văn hóa Sơn Vi, văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun, mà đỉnh cao là Văn hóa Đông Sơn, với nhiều di chỉ khảo cổ tiêu biểu: Đồng Vông, Bãi Mèn, Đình Chiền, Đình Tràng, Mả Tre, Thành Nội, Thành Ngoại, Thành Trung, Xuân Kiều, xóm Nhồi, đền Thượng, Tiên Hội, Đường Mây, Cầu Vực… Tại khu vực này, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng vạn công cụ lao động, nhạc khí và vũ khí bằng đồng, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về thời kỳ An Dương Vương và lịch sử vùng đất này.

Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa

 có diện tích gần 46ha, gồm 3 vòng thành (thành Nội, thành Trung, thành Ngoại) khép kín, đắp bằng đất, với tổng chiều dài là 15,820km. Thành được đắp dựa theo địa hình tự nhiên – nối những gò, đống và những dải đất cao dọc theo sông; bao quanh thành là các hào nước thông với sông Hoàng, trên mặt thành có các ụ đất nhô ra ngoài, gọi là “hỏa hồi”; vòng thành có chỗ xẻ làm cửa, phía trên xây miếu thờ thần.

Các nhà khảo cổ học đã tiến hành 03 đợt khai quật khảo cổ tại khu vực này; vào những năm 1970, 2005, 2007 – 2008. Kết quả khai quật cho thấy, trong lịch sử thành Cổ Loa đã trải qua ít nhất 3 lần đắp, mà dấu tích liên quan còn được biểu hiện qua các di tích: lũy phòng thủ, di tích bếp, cụm gốm Đông Sơn, lò nung gạch, ngói có niên đại thế kỷ XVIII – XIX…

Đền Thượng (đền thờ An Dương Vương)

đền an dương vương

dựng trên khu đất rộng 19.138,6m2. Tại vị trí lối lên cửa giữa của đền đặt đôi rồng đá, mang phong cách nghệ thuật thời Lê mạt. Trong đền còn lưu giữ được 5 tấm bia đá và 53 hiện vật có giá trị lịch sử; văn hóa và khoa học đặc sắc.

Kiến trúc đền gồm: tiền tế – 3 gian, 2 chái; hệ khung kết cấu gỗ, mái lợp ngói mũi hài. Trên hệ mái đắp các đầu đao cong, tượng nghê chầu. Các bộ vì chính được làm theo kiểu giá chiêng, sơn son thếp vàng; chạm họa tiết “rồng vờn mây”; trung đường đấu mái liền với hậu cung, tạo thành dạng thức kiến trúc kiểu “chuôi vồ”; bên trong đặt tượng An Dương Vương, bằng đồng, nặng khoảng 200kg, đúc năm 1897.

Từ cuối năm 2004 đến năm 2007; các nhà khảo cổ học đã tiến hành 3 đợt khai quật tại đền Thượng, với 9 hố, trên tổng diện tích 311,5m2. Qua những đợt khai quật này, đã phát hiện được hệ thống lò đúc mũi tên đồng; và nhiều hiện vật có giá trị liên quan khác.

Đình Cổ Loa (Ngự Triều Di Quy)

 có bố cục mặt bằng nền hình chữ “Đinh”, gồm đại đình và hậu cung. Đại đình gồm 5 gian, 2 chái, kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói mũi hài, với 4 góc đao cong vút. Các bộ vì nóc được kết cấu theo kiểu “giá chiêng, chồng rường”; với 6 hàng chân cột. Hậu cung nối liền với đại đình qua bộ cửa bức bàn phía dưới; và đấu mái ở phía trên. Các đề tài trang trí trên kiến trúc này mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVIII. Đặc biệt, trong đình còn lưu giữ được 17 hiện vật có giá trị lịch sử; văn hóa và khoa học khá tiêu biểu.

Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu)

mỵ nương

 toạ lạc trên khu vực rộng 925,4m2. Mặt bằng kiến trúc được bố cục theo dạng “tiền Nhất, hậu Đinh”, gồm các tòa tiền tế, trung đường và hậu cung.

Chùa Cổ Loa (Bảo Sơn tự)

được khởi dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII; bố cục mặt bằng nền theo dạng “nội Công, ngoại Quốc”, gồm các hạng mục: tiền đường, thiêu hương, thượng điện, hậu cung, gác chuông, tháp mộ, cổng hậu, nhà Tổ, nhà ni, nhà khách. Đặc biệt, trong chùa còn lưu giữ được 132 hiện vật có giá trị lịch sử; văn hóa, khoa học đặc sắc.

Chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự)

được dựng vào thời Hậu Lê, trên diện tích rộng 4.922,4m2. Chùa quay hướng Nam; bao gồm các hạng mục: Tam bảo, tiền đường, thượng điện, nhà Mẫu, giải vũ, hành lang…

Đình Mạch Tràng

gác chương

tọa lạc trên một khu đất cao, có diện tích 6.198,4m2; gồm các hạng mục tiền tế, đại đình và hậu cung.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích; ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử; kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa là Di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1419/QĐ-TTg).

Nguồn: Dsvh.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội