Chùa Một Cột – Hình ảnh biểu tượng cho văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt

Chùa Một Cột – Hình ảnh biểu tượng cho văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt

Hà Nội nổi tiếng với nhiều công trình kiến ​​trúc độc đáo, trong đó có chùa Một Cột, một ngôi chùa lịch sử. Du khách đến thủ đô không thể không chiêm ngưỡng kiệt tác ấn tượng của quá khứ này. Hơn nữa, ngôi chùa cổ kính huyền bí này còn mang những giá trị lịch sử văn hóa dân tộc. Bài viết này nói về lịch sử ngôi chùa Một Cột Hà Nội, nội dung dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngôi chùa này nhé!

Kiến trúc của chùa Một Cột là một trong những kiến ​​trúc độc đáo. Ngôi chùa có hình dáng như một bông sen đang nở trên mặt nước – loài hoa tượng trưng cho sự thanh khiết và cao quý của Phật pháp. Vì vậy, người ta vẫn gọi nó là “Chùa Một Cột”. Toàn bộ không gian chùa tọa lạc trên cột đá dưới hồ Linh Chiểu. Trên thực tế, cột trụ được cấu tạo bởi 2 phiến đá, nhưng chúng được kết nối khéo léo với nhau tạo thành nét độc đáo cho kiến ​​trúc ngôi chùa. Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý.

Chùa là một trong những địa điểm du lịch Hà Nội đẹp, luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch mỗi ngày. Chùa xưa do vua Lý xây dựng tại làng Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây thành cổ. Chùa ngày nay nằm trên Phố Chùa Một Cột bên cạnh tàn tích của Lăng Chủ tịch ở Quảng trường Badin, trung tâm Quận Ba Đình của Hà Nội.

Giá trị lịch sử và đôi nét về Chùa Một Cột

Đôi nét về lịch sử chùa Một Cột

Đôi nét về lịch sử chùa Một Cột

Chùa Một Cột còn được gọi với những cái tên khác là chùa Mật, chùa Diên Hựu hay Liên Hoa Đài.

Theo sử xưa, chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049. Tích xưa còn lưu lại câu chuyện vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm tọa thiền trên tòa hoa sen sáng rực; đưa tay dắt vua lên đài.

Tỉnh mộng vua đã cho dựng chùa với lối kiến trúc tựa như trong giấc mơ. Từ đó người ta thấy một ngôi chùa với kết cấu một cột độc đáo; dáng tựa đài sen vươn lên giữa mặt hồ Linh Chiểu ở kinh thành Thăng Long.

Sau khi dựng chùa; vua Lý Anh Tông thường lui tới cầu nguyện. Không lâu sau Hoàng hậu hạ sinh một Hoàng tử khôi ngô. Cho rằng công đức Phật ban cho, vua Lý cho tu sửa lại chùa và dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột để tạ ơn.

Lúc này quần thể chùa (bao gồm chùa Một Cột và ngôi chùa mới) có tên là Diên Hựu với ý nghĩa “phước bền dài lâu”.

Giá trị biểu tượng của chùa Một Cột

Giá trị biểu tượng của chùa Một Cột

Ở thời Lý, chùa của triều đình được dựng ở nhiều nơi. Sử sách cho biết ở trên đất kinh đô có rất nhiều chùa do triều đình dựng từ thời Lý Công Uẩn. Song, trong đó một kiến trúc độc nhất vô nhị, đó là chùa Một Cột.

Thực ra, chùa Một Cột không phải chỉ riêng người Việt mới có; tuy nhiên nếu dựa vào niên đại khởi dựng thì hiện nay chùa Một Cột tạm được coi là sớm nhất.Chúng ta cũng có thể thấy bóng dáng chùa Một Cột; như một mô hình ở chùa Tam Tạng của người Khơ me (Sóc Trăng).Cố giáo sư Trần Quốc Vượng cho biết rằng trên đỉnh núi Bà Pênh ở Phnôm Pênh; cũng có một dạng kiến trúc về hình thức gần với chùa Một Cột (?) nhưng nhỏ hơn.

Tinh hoa sáng mãi nghìn năm

Tinh hoa sáng mãi nghìn năm

Chùa Một Cột tuy không hoành tráng; nhưng nó lại mang đến một vẻ đẹp rất riêng; được dựng lên chỉ bằng một cột trụ nhưng vẫn có thể đứng vững chãi; không gì đánh đổ được qua thời gian. Khách phương xa mỗi lần có dịp đến thăm chùa có ai không ngỡ ngàng trước lối kiến trúc độc đáo của nó. Bông hoa sen được xem là biểu tượng của chùa, hoa sen là loại hoa đẹp; nhiều hương sắc tượng trưng cho vẻ đẹp tinh túy, cao sang. Song không chỉ dừng lại ở đó nó còn là biểu tượng của trí tuệ, của sự trường tồn; sự giải thoát qua nhận thức đậm chất trí tuệ để đi tới cõi niết bàn.

Trải bao năm tháng, chùa Một Cột được trùng tu; phục dựng nhiều lần qua các thời Trần, Hậu Lê, Nguyễn. Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội; quân Pháp đặt thuốc nổ phá chùa Một Cột. Năm 1955, Bộ Văn hóa cho trùng tu chùa Một Cột và Liên hoa đài (đài hoa sen) do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm.

Chùa Một Cột không giống với bất cứ một tháp phật nào, chùa tuy không lớn nhưng lại mang đậm tính triết lí nhân văn ở trong: vòng ngoài hình vuông tượng trưng cho âm, và cột hình tròn tượng trưng cho dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Đây là quy luật tuần hoàn tương sinh, tương khắc của vũ trụ. Vẻ đẹp của nó vừa có vẻ uy nghi cổ kính, lại vừa mang phong thái nhẹ nhàng thanh thoát của cõi phật.

Văn bia trong chùa

Chùa Một Cột

Trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử; chùa vẫn giữ được cái hồn của Thăng Long xưa. Chùa Một Cột ngày nay tuy không được tạo hình như những cánh hoa sen trên cột đá; như ngày xưa nhưng ngôi chùa nằm giữa mặt nước vươn cao cũng đã gợi hình ;về một bông hoa sen nằm ngay giữa lòng hồ.

Văn bia trong chùa dựng năm Cảnh Trị thứ ba (1665), đời vua Lê Huyền Tông, do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt ghi: “Nước Việt ta xưa có cái hồ hình vuông. Năm đầu niên hiệu Hàm Thông đời Đường (thời gian này nước ta bị nhà Đường đô hộ) dựng một cột đá ở giữa hồ. Trên cột xây tòa Lầu Ngọc trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng… Khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, ngày càng sùng kính linh thiêng.

Vua Lý Thái Tông

Vua Lý Thái Tông

Vua Lý Thái Tông chưa có hoàng tử thường đến đó cầu nguyện. Một đêm, Vua nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm mời lên trên lầu; đặt một đứa bé vào lòng. Tỉnh dậy, Vua đem chuyện nói với quần thần. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên Vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao, làm tòa sen của Phật Quan Âm trên cột; như thấy trong mộng. Tháng đó Hoàng hậu mang thai Hoàng tử.

Vua sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng. Chùa được xây dựng vào mùa Đông năm Kỷ Sửu; Thiên Cảm Thánh Võ thứ nhất (1049)… Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Hằng năm cứ đến ngày 8-4 âm lịch, Vua lại làm lễ tắm Phật; và phóng sinh. Các nhà sư và nhân dân khắp kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Vua đứng trên đài cao trước chùa thả một con chim bay đi trong tiếng reo vui của nhân dân trong ngày hội lớn”.

Chùa Một Cột còn gọi là Tòa đài sen

Chùa Một Cột còn gọi là Tòa đài sen

Chùa Một Cột còn gọi là Tòa đài sen; hình dáng như một bông sen nhô lên trên mặt nước. Chùa hình vuông làm bằng gỗ, lợp ngói ta, mỗi cạnh 3m; trên một trụ đá có đường kính 1,2m, đó là nét độc đáo của ngôi chùa. Trụ đá gồm hai khối gắn liền với nhau; tưởng như chỉ là một khối. Trụ đá cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất). Phần trên thân trụ mang tám cánh gỗ, trông tựa bông sen nở; lại ăn liền với mộng tám cột lớn và cột phụ đỡ các đòn ngang của mái. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu mặt nguyệt. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm tọa lạc. Phía trên tượng Phật là hoành phi “Liên hoa đài”.

Tượng Phật Quan Âm cũng ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Chùa có bốn mái, bốn đầu đao cong được đắp hình đầu rồng. Chùa  có ý nghĩa văn hóa tôn giáo to lớn nhưng quy mô lại thu nhỏ để bảo đảm kiến trúc có hình tượng bông sen. Từ sân lên sàn chùa để tụng kinh lễ bái, bước qua 13 bậc rộng 1,4m, hai bên tường gạch, gắn bia đá giới thiệu lịch sử ngôi chùa.

Sau chùa trồng cây Bồ đề của Tổng thống Pra-sát

Sau chùa trồng cây Bồ đề của Tổng thống Pra-sát

Chùa  xây ở giữa hồ nước thả sen, mỗi cạnh hồ 20m, có tường thấp bao xung quanh. Khách trong và ngoài nước tới vãn cảnh, ngắm sen nở trong hồ toát lên sự cao quý của Đức Phật Quan Âm, tài nghệ của các nghệ nhân kiến trúc giàu trí tưởng tượng đã vượt qua tất cả các kiến trúc đương thời.

Sau chùa trồng cây Bồ đề của Tổng thống Pra-sát đem từ Ấn Độ sang tặng Bác Hồ vào tháng 2-1958. Cây này được lấy từ cây Bồ đề nơi Thích Ca tu thành chính quả. Xung quanh chùa có nhiều cây lâu năm tỏa bóng mát làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch, hư vô, huyền ảo.

Đại đức Thích Tâm Kiên (trụ trì chùa Diên Hựu – Một Cột) cho biết: Sự kiện này là niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam của Phật giáo Việt Nam; toàn dân Thăng Long xưa cũng như của nhân dân Thủ đô Hà Nội ngày nay. Chùa được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á; cùng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh tạo nên cụm di tích lớn và quan trọng bậc nhất Thủ đô Hà Nội; là điểm đến của các nhà nghiên cứu lịch sử, kiến trúc văn hóa tâm linh thu hút đông đảo khách quốc tế và trong nước.

Nguồn: Diaoconline.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội