Lễ hội Yên Tử hành trình tôn giáo về đất Phật

Lễ hội Yên Tử hành trình tôn giáo về đất Phật

Cứ đến độ xuân đến, mọi người đều nô nức hành hương trở về miền đất Phật và Lễ hội xuân Yên Tử như để chào đón du khách thập phương đến với Yên Tử.

Cha ông khi nhắc đến Yên Tử có câu: “Trăm năm tích đức tu hành-Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu” để nhắc nhở mọi người hướng về vùng đất Phật. Khi đến với Quảng Ninh ngoài vịnh Hạ Long; một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới thì không thể không nhắc đến Yên Tử; chốn linh thiêng nơi cửa phật mà bất cứ người tu hành nào cũng muốn được viếng thăm một lần.

Từ xa xưa, Yên Tử đã là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt xưa. Đây chính là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Khi đến với Yên Tử; du khách có cơ hội được hành hương về nơi tôn giáo linh thiêng hùng vĩ; cởi bỏ được vướng bận trần tục.

Lễ hội Yên Tử được diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch; thu hút nhiều du khách thập phương đến nơi đây. Được biết đến là một trong những lễ hội lớn nhất tại miền Bắc; lễ hội xuân Yên Tử diễn ra tại thành phố Uông Bí; Quảng Ninh. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân sang; lễ hội này thu hút hàng trăm ngàn du khách ở khắp mọi nơi ghé tới tham quan; chiêm bái và vãn cảnh. Cùng Lữ Hành Việt Nam khám phá xem liệu lễ hội Yên Tử có gì đặc sắc ngay bây giờ nhé!

Những điều cần biết về lễ hội xuân Yên Tử

Những điều cần biết về lễ hội xuân Yên Tử

Vùng núi Yên Tử nằm ở xã Thượng Yên Công; cách trung tâm của thị xã Uông Bí khoảng gần 14km. Đây cũng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại Uông Bí. Trước khi có cái tên Yên Tử; ngọn núi này có tên gọi khác là núi Voi bởi hình dạng của ngọn núi này tựa như một chú voi khổng lồ. Quanh năm trên núi đều chìm trong mây trắng tựa chốn tiên cảnh. Đó có lẽ vì sao mà các triều đại vua chúa của nước ta đều xếp núi Yên Tử vào hạng “danh sơn” của cả nước.

1000 năm trước theo sổ sách ghi lại, Yên Tử được coi là phúc địa thứ 4 của Giao Châu. Đặc biệt, trong hững tài liệu cũ đã từng thống kê có ghi nhận: “năm Tự Đức thứ 3; núi Yên Tử được liệt vào hàng danh sơn; chép trong điển thờ”. Vì thế mà từ xưa các tín đồ đạo Phật Việt Nam đã đến Yên Tử để cầu kinh niệm Phật; tu hành và từ đây người ta cũng xây dựng nhiều chùa pháp; các công trình khác để có được quần thể kiến trúc như ngày nay.

Quần thể di tích danh lam thắng cảnh Yên Tử; gắn liền với những lịch sử hào hùng của dân tộc ta của vua Trần Nhân Tông đã anh dũng 2 lần đánh bại quân Nguyên – Mông. Sau khi đem lại hòa bình cho đất nước thì vua đã nhường ngôi cho con để lên núi Yên Tử tu hành. Ông cũng chính là người đã xây dựng nên dòng thiền Trúc Lâm; tại Yên Tử và vẫn được tồn tại cho tới ngày nay.

Sẵn sàng cho lễ hội xuân Yên Tử

Quần thể di tích danh lam thắng cảnh Yên Tử gắn liền với những lịch sử hào hùng của dân tộc ta

Lễ hội xuân Yên Tử được bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 10 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử; xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. Cứ mỗi độ xuân về là hành trình du xuân trở về miền đất Phật Yên Tử lại bắt đầu. Hàng ngàn, hàng vạn du khách đổ về đây để đến với ngôi chùa Đồng nằm cao chót vót trên đỉnh núi. Cảm giác như bạn tách biệt mình khỏi thế giới trần tục bên dưới để tịnh tâm và tìm về với Phật tổ!

Quả thực là như vậy! Yên Tử được coi là chốn đất Phật linh thiêng; quần thể các công trình bao gồm 11 ngôi chùa cùng với hàng trăm am, tháp, mộ; bia,… trải dài gần 20km và tạo thành một khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng mang tầm cỡ quốc gia.

Đến với nơi đây, bạn có cơ hội được chiêm ngưỡng những ngôi chùa; ngọn tháp ẩn hiện bên những rừng cây, con suối vô cùng độc đáo và thú vị. Chùa Đồng cao nhất nằm trên đỉnh núi ở độ cao 1068 mét so với mực nước biển, tạo cho du khách cảm giác như “đang đi trong mây” khi lên đến đây vậy!

Khám phá nhiều địa danh

Chùa được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất với chiều dài là 4.6m; chiều rộng 3.6m và chiều cao là 3.85m. Chùa nặng hơn 85 tấn với kiến trúc như một đài sen thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm. Hàng năm, lễ hội xuân Yên Tử được diễn ra với quy mô rất lớn; đảm bảo sẽ là chuyến hành trình bạn khó có thể nào quên trong năm 2020 này đấy!

Ngoài ra, đến với lễ hội xuân Yên Tử bạn còn có cơ hội được chiêm ngưỡng ngọn tháp cao 3 tầng bằng đá có niên đại cổ nhất từ năm 1758. Bạn cũng có thể ghé đến suối Giải Oan; chùa Giải Oan gắn với câu chuyện hàng trăm cung nữ xưa kia đã trẫm mình xuống dòng nước để to lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông. Sau đó, bạn cũng có thể ghé đến Tháp Tổ hay chùa Hoa Yên; chùa Một Mái hay chùa Bảo Sái,… vô cùng nổi tiếng.

Chú ý gì khi đến với lễ hội xuân Yên Tử?

Sẵn sàng cho lễ hội xuân Yên Tử

Để có được một chuyến hành trình du xuân lễ hội Yên Tử thì bạn nên chú ý một số những điểm sau đây để có thể có được chuyến đi hoàn hảo nhất nhé!

Đầu tiên là về trang phục, khi đến với lễ hội xuân Yên Tử thì bạn nên lựa chọn những trang phục kín đáo; nhã nhặn bởi Yên Tử vốn là chốn chùa linh thiêng. Bạn cũng không nên lựa chọn những trang phục như; đồ bó sát hay đồ jean vì sẽ rất khó để di chuyển. Với hơn 6km các bậc thang đá dốc đứng; nên bạn cũng cần phải lựa chọn cho mình những đôi giày thể thao để di chuyển được dễ dàng hơn nhé!

Đừng quên mang theo nước uống, gậy chống để đi bộ; điện thoại hay máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời trên đỉnh núi nhé! Vào thời điểm đầu xuân như thế này bạn có thể lựa chọn leo núi để có cho mình những trải nghiệm thú vị; qua hàng nghìn bậc thang đá cheo leo, hiểm trở để lên với Đức Phật! Hoặc lựa chọn cáp treo để ngắm trọn vẹn danh thắng Yên Tử từ trên cao.

Núi Yên Tử không chỉ là một cảnh quan kỳ vĩ của tự nhiên mà còn là một chốn đất thiêng; nơi lưu giữ được những giá trị tinh thần có ý nghĩa vô cùng quan trọng của những người con đất Việt tìm đến mỗi dịp Tết đến xuân về! Đây cũng là một trong những lễ hội xuân đầu năm tại miền Bắc mà bạn nhất định phải ghé đến! Xuân này, tham gia lễ hội xuân Yên Tử để có cho mình những trải nghiệm thú vị nhé!

Nguồn: Luhanhvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội