Quyết tâm biến Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội thành công viên di sản

Quyết tâm biến Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội thành công viên di sản

Tầm nhìn phát triển đến năm 2030 Hoàng thành Thăng Long là một công viên di sản. Được cho là vườn đẹp nhất Hà Nội đối với du khách trong và ngoài nước. Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh giá trị của hai khu di tích Hoàng thành Tăng Long (được công nhận là Di sản văn hóa thế giới 10 năm trở lại đây) và khu Cổ Loa (di tích quốc gia đặc biệt). Đây là những tài sản rất có giá trị ở Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long là một công trình di tích liên quan đến lịch sử của Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến ​​trúc đồ sộ này được hoàng đế cho xây dựng trong nhiều thời kỳ lịch sử. Và đã trở thành di tích quan trọng nhất trong hệ thống di sản Việt Nam. Thành Cổ Loa là tòa thành cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Từng là kinh đô của nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Đồng An. Vậy với kế hoạch đưa khu di tích Hoàng thành Thăng Long trở thành khu công viên di sản liệu có được UNESCO công nhận hay không? Kế hoạch được triển khai như thế nào?

Khu di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long

Khu di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long

Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật. Trên tổng diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình – Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này. Đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ. Với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau. Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử. Trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX). Xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010-1945).

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil; tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam. Ủy ban di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam.

Đưa Hoành thành Thăng Long thành công viên di sản

Chiều 23/2, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội. Và các sở, ngành liên quan của Thành phố về việc quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản. Và tiến độ triển khai các dự án do Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội thực hiện.

Báo cáo Thường trực Thành ủy. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Trần Việt Anh cho biết. Năm 2020, Trung tâm đã thực hiện các dự án cải tạo, sửa chữa xuống cấp bằng nguồn kinh phí thường xuyên. Để phục vụ khách tham quan tại Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa. Tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại số 18 Hoàng Diệu. Theo quy hoạch tổng thể mặt bằng đã được phê duyệt.

5 dự án đã và đang thực hiện

5 dự án đã và đang thực hiện

Trung tâm đã và đang thực hiện đầu tư và chuẩn bị đầu tư 5 dự án. Trong số này có Dự án bảo tồn, tôn tạo tường thành cung phía Tây; khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (hoàn thành năm 2017). Dự án bảo tồn nhà Cục Tác chiến và từng bước hoàn trả không gian điện Kính Thiên. Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội (dự án tổng thể). Dự án lập quy hoạch chi tiết 1/500 Khu di tích Thành Cổ Loa…

Tại buổi làm việc, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan. Làm rõ, đề xuất những phương án, giải pháp giải quyết những khó khăn. Vướng mắc trong triển khai, thực hiện các dự án bảo tồn 2 di sản quan trọng nêu trên.

Các đại biểu đưa ra ý kiến

Các đại biểu cũng nhất trí cao với ý kiến của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ. Đặc biệt là tầm nhìn đưa Khu di tích Hoàng thành Thăng Long trở thành công viên di sản của Thủ đô. Vừa bảo tồn, vừa phát huy những giá trị văn hóa; lịch sử, du lịch và dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho rằng. Việc phục dựng điện Kính Thiên là rất quan trọng. Nhưng thành phố nên chia ra một dự án nghiên cứu trước. Sau đó, sau khi kết quả nghiên cứu được phê duyệt mới thực hiện dự án phục dựng.

Nhà sử học Lê Văn Lan nhìn nhận, các dự án phục dựng khu vực Hoàng thành Thăng Long. Thời gian qua còn tản mạn và chậm tiến độ. Ông đề nghị Thường trực Thành ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vào hai dự án. Là nhà trưng bày, bảo quản hiện vật 18 Hoàng Diệu và phục dựng điện Kính Thiên.

UNESCO sẵn sàng giúp Hà Nội

UNESCO sẵn sàng giúp Hà Nội

Phát biểu tại hội nghị, trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft nhìn nhận. Hà Nội là tấm gương, nơi thực hiện rất nghiêm túc các cam kết với UNESCO trong bảo tồn và phát huy các di sản thế giới. UNESCO sẵn sàng huy động các nguồn lực quốc tế. Để giúp Hà Nội bảo tồn Hoàng thành Thăng Long.

Ông cũng đề nghị Hà Nội nên tham vấn ý kiến của Hội đồng Di sản thế giới. Để bảo đảm việc phục dựng các di tích như điện Kính Thiên không ảnh hưởng đến các giá trị toàn cầu của di sản.

Kết luận của hội nghị

Kết luận hội nghị, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Là di sản văn hóa thế giới đã được công nhận hơn 10 năm qua. Khu di tích Cổ Loa là di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Tuy nhiên, kết quả công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa thời gian qua. Đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Việc triển khai thực hiện các dự án rất chậm, dàn trải, chưa đáp ứng được sự mong đợi của người dân. Cũng như của Trung ương, thành phố và UNESCO.

Trang WPD hy vọng dự án sẽ sớm được hoàn thành để Hoàng thành Thăng Long được trở thành một công viên di sản.

Nguồn: ngaynay.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội