UNESCO vinh danh ẩm thực hàng rong của Singapore

UNESCO vinh danh ẩm thực hàng rong của Singapore

Hai năm trước, Singapore đã trình đề cử cho UNESCO xem xét ẩm thực hàng rong tại nước này. Và mới đây, ngày 16/12, UNESCO đã chính thức công nhận văn hóa bán hàng rong của Singapore là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Danh hiệu này nối tiếp sự kiện 5 năm trước. Đó là khi Vườn Bách thảo của quốc đảo này được vào danh sách Di sản thế giới.

Nhận tin vui này, thủ tướng Lý Hiển Long đã gửi lời cảm ơn tới những người bán hàng rong. Ông gọi họ là những người “nuôi dưỡng quốc gia”. Sau đó, ông khuyến khích người dân Singapore ăn mừng bằng cách đặt món từ những người bán hàng rong.

Ẩm thực hàng rong Singapore được UNESCO công nhận

Hội đồng UNESCO nhận xét về văn hóa bán hàng rong của Singapore như sau. “Là một không gian xã hội thu hút mọi người từ các nền kinh tế xã hội đa dạng. Các trung tâm bán hàng rong đóng vai trò quan trọng. Trong việc tăng cường tương tác cộng đồng, củng cố liên kết xã hội”.

Văn hóa bán hàng rong của Singapore có hơn 463 vật phẩm được ghi vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể

UNESCO cho biết thêm, truyền thống ăn uống chung của người Singapore tại các trung tâm hàng rong là di sản thế giới. Nhờ vào tầm quan trọng vì ý nghĩa văn hóa. Nét sinh hoạt thường nhật này của Singapore những năm gần đây đã được phổ biến rộng rãi. Nhờ vào sự truyền bá của các đầu bếp nổi tiếng và các văn hóa phẩm đình đám. Ví như bộ phim “Crazy Rich Asians”.

Ngoài văn hóa bán hàng rong của Singapore được UNESCO công nhận. Còn có angklung – nhạc cụ truyền thống của Indonesia và kimjang – văn hóa muối kim chi của Hàn Quốc. UNESCO định nghĩa các di sản văn hóa phi vật thể là các di sản sống. Là các truyền thống và tập quán được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Văn hóa bán hàng rong là một phần không thể thiếu trong lối sống của người Singapore

Trong một bài đăng trên Facebook, thủ tướng Lý Hiển Long gửi lời cảm ơn đến những người đã “làm việc rất chăm chỉ”. Để giúp Văn hóa bán hàng rong của quốc gia được vinh danh. Lời cảm ơn lớn nhất của ông là gửi tới thế hệ những người bán hàng rong. Họ đã “nuôi dưỡng dạ dày và tinh thần một quốc gia”. Theo ông, sự công nhận của UNESCO sẽ không đến. Nếu không có mồ hôi, công sức, sự cống hiến hết mình cho nghề nghiệp của những người bán hàng này. Người đứng đầu đất nước cũng kêu gọi người dân ăn mừng bằng cách đặt các món ăn mà mình yêu thích. Từ những người bán hàng rong.

Tình yêu của người dân với ẩm thực và bản sắc của đảo quốc sư tử

Văn hóa bán hàng rong là một phần không thể thiếu trong lối sống của người Singapore. Nó mang lại bản sắc, tính kết nối liên tục cho mọi người qua các thế hệ. Edwin Tong, Bộ trưởng Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên ca ngợi. Đây là một “thành tựu quan trọng”. Vì văn hóa bán hàng rong của Singapore “thể hiện mạnh mẽ về việc chúng ta là ai”.

Tình yêu của người dân với ẩm thực và bản sắc của đảo quốc sư tử

Các trung tâm hàng rong của Singapore được mở ra. Với mục đích đầu tiên là để tập trung những người bán hàng rong. Đây là là nỗ lực của chính phủ vào những năm 1970. Nhằm cải thiện vệ sinh và giúp quốc gia trở nên sạch đẹp hơn. Bên cạnh đó, những nơi này cũng là cách để phục vụ nhiều món ăn giá rẻ, giản dị đến với người dân địa phương. Đồng thời tạo nên một không gian xã hội.

 “Nếu bạn bước vào trung tâm bán hàng rong nào, bạn đều thấy các quầy hàng khác nhau. Với các món ăn khác nhau, những người bán hàng khác nhau. Người ăn đến từ các quốc gia, tầng lớp xã hội và tất cả đều ngồi cạnh nhau. Kề vai sát cánh”.

Truyền thống ăn uống của người Singapore tại các trung tâm “hàng rong” (hawker centre) đã được UNESCO công nhận vì ý nghĩa văn hóa của nó.

Low Teck Senqg, chủ quầy bán đậu nành, nói rằng danh hiệu này sẽ thu hút khách du lịch đến các trung tâm bán hàng rong. Khi ngành du lịch phục hồi sau Covid-19.

Thách thức đối với văn hóa ẩm thực hàng rong của Singapore

Độ tuổi trung bình của người bán hàng rong ở quốc gia này là 60. Trong khi đó, những người Singapore trẻ tuổi đang ngày càng tránh xa những căn bếp vất vả và mệt nhọc. Để theo đuổi các công việc tại văn phòng. Đại dịch COVID-19 cũng là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực khác. Vì các lệnh giới hạn, chuyến tàu đưa du khách đến khu vực trung tâm đã phải tạm ngưng hoạt động. Kể cả người dân bản địa cũng không được phép ăn uống ngoài trời.

Để duy trì danh hiệu di sản văn hóa cho nét sinh hoạt ẩm thực hàng rong. Singapore sẽ cần phải nộp báo cáo mỗi 6 năm cho UNESCO. Trong đó, quốc gia này cần phải cho thấy rõ các nỗ lực được chủ động thực hiện để bảo vệ và quảng bá nét văn hóa đặc trưng này.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội