Ý nghĩa phong tục làm bánh trôi nước, bánh chay ngày 3/3

Ý nghĩa phong tục làm bánh trôi nước, bánh chay ngày 3/3

Đối với người dân Việt Nam tết hàn thực rất quan trọng, đây là một ngày lễ mà mọi người trong gia đình sum họp lại bên nhau. Đặc biệt trong ngày lễ hàn thực hầu hết mọi gia đình đều làm bánh trôi nước hoặc bánh chay để cũng gia tiên. Hầu như mọi gia đình đều chọn bánh trôi nước bởi nó rất dễ làm, không chỉ vậy đằng sau loại bánh này là một ý nghĩa rất sâu sắc.

Bánh trôi nước có hình tròn màu trắng; hiện nay được chế biến thêm nhiều màu sắc. Nguyên liệu chính làm bánh trôi nước là bột nếp, đường đỏ; vừng. Đây là những nguyên liệu hết sức đơn giản nhưng khi chế biến thành món bánh trôi ăn rất mát. Bánh trôi thường có hình tròn, sau khi nhồi các viên đường vào bánh thì chúng ta đem đi luộc, khi nào bánh nổi lên thì bánh chín; sau đó vớt bánh trôi ra nước lạnh. Bánh trôi nước đã trở thành món ăn quen thuộc của con người Việt Nam, đặc biệt là trong ngày tết Hàn Thực. Tham khảo bài viết này để biết về ý nghĩa mốn bánh trôi nước nhé.

bánh trôi nước

Theo quan niệm dân gian, ngày 3.3 âm lịch gọi là Tết Hàn thực. Vào ngày này, người dân thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên? Vậy tại sao lại có quan niệm này?

Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, Tết Hàn thực của Việt Nam bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc. Đó là vào đời Xuân Thu; vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề; mai trú nước Sở.

Chuyện về hiền sĩ Giới Tử Thôi

Lúc bấy giờ, có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi; theo Vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, do lương thực hết nên Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng Vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết; đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong 19 năm trời, cùng nhau nếm trải bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau; Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm Vua nước Tấn; phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong; nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

món bánh trôi nước

Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì; nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa chứ không có công lao gì đáng nói. Nghĩ vậy, Giới Tử Thôi về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng; Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh. Rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Lập đền thờ kiêng đốt lửa

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa 3 ngày; chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3.3 đến mồng 5.3 Âm lịch hàng năm).

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng – Trưởng Khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), mặc dù bắt nguồn từ phong tục Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam lại có những thay đổi phù hợp với văn hóa, phong tục của người Việt.

Bánh trôi, bánh chay phù hợp với văn hoá người Việt

Khi bước sang tháng 3, thời tiết sẽ bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi; bánh chay là những món ăn nguội; mang tính mát. Món ăn này vị ngọt thanh; rất phù hợp cho những ngày nóng nực.

Theo các chuyên gia văn hoá, việc dùng bánh trôi; bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm; thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Bên cạnh đó, bánh trôi bánh chay cũng gợi nhớ đến tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những đã khuất.

Cách nấu bánh trôi nước đậu xanh sao cho ngon

Lấy phần vỏ bánh đã làm từ các nguyên liệu bột làm bánh an toàn, tự nhiên, ngắt ra từng phần nhỏ bằng khoảng ngón tay cái, cán dẹt và đặt trong lòng bàn tay. Sau đó để phần nhân bánh vào chính giữa, khum tay lại rồi vo tròn phần bột sao cho bọc được kín hết nhân đậu xanh bên trong. Phải vo thật khéo léo để khi nấu, bánh không bị rơi nhân ra ngoài. Để phần bánh đã nặn ra dĩa riêng. Tiếp theo, nấu một nồi nước, khi đã sôi thì cho phần bánh vào luộc, chờ cho đến khi bánh nổi lên là đã chín. Vớt bánh ra một tô nước lạnh để bánh không bị nát và dính vào nhau. Ngâm một lúc rồi vớt bánh lại ra tô hoặc dĩa. Sau đó, hãy cùng chuyển đến bước kế tiếp trong cách làm bánh trôi nước đơn giản.

Thả bánh trở lại nồi nước đã sôi, thêm lượng đường nâu hoặc đường phèn thơm ngon đã qua tinh luyện vừa ăn, gừng tươi gọt vỏ cắt sợi hoặc cắt lát cho nước có vị thơm. Vừa đun lửa nhỏ vừa khuấy một lúc để đường tan và bánh trôi thấm được vị ngọt trong nước. Khi nước sôi trở lại thì tắt bếp, múc bánh trôi và nước đường ra bát. Phần nước dùng này chính sẽ quyết định sự khác biệt với những chén bánh trôi người khác nấu.

Nguồn: laodong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội