Những đặc điểm nổi bật của kiến trúc chùa Việt Nam

Những đặc điểm nổi bật của kiến trúc chùa Việt Nam

Nhắc tới kiến trúc chùa thì không còn xa lạ với đại đa số người dân Việt Nam. Bởi nó đã tồn tại rất lâu trước đây. Chùa như một nét đẹp văn hóa truyền thống mà người Việt Nam luôn giữ gìn cho tới thời điểm hiện tại. Số ngôi chùa mà Việt Nam có chiếm tới 3% tổng số di tích, lên đến tận 14.775 ngôi chùa có mặt khắp nơi trên đất nước chữ S này. Với sự phát triển hiện đại ngày nay, những thiết kế cũng được hiện đại cải tiến hơn nhưng không mất đi được vẻ đẹp truyền thống vốn có, nét đặc trưng không thể phá vỡ được. Vật bạn có biết những đặc trưng kiến trúc ở những ngôi chùa là gì không? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.

Chùa Việt Nam phổ biến như thế nào?

Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt Nam. Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, một số chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ thần (điển hình là thờ các vị thiền sư: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Trần Nhân Tông và Lý Thần Tông), thờ tam giáo (Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ..

Chùa Việt Nam phổ biến như thế nào?

Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt còn có từ “chiền” (chữ Nôm: 廛 hoặc 纏)… Một số người cho rằng từ “chiền” có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng Phạn, cả hai dùng để chỉ điện thờ Phật.

Kiến trúc:  Cột kinh cổ nhất Việt Nam tại Chùa Nhất Trụ, Ninh Bình.

Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn ở miền Bắc. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa của người Khmer xây theo kiến trúc của Campuchia và Thái Lan – vốn ảnh hưởng văn hóa của đế chế Khmer. Chùa của người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng.

Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa được trồng và chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ sen

Một số nét đặc trưng

Đình chùa ở mỗi vùng miền mỗi dân tộc đều sẽ có những nét đẹp riêng và xây dựng theo phong cách riêng, tuy nhiên nó có một nét đặc trưng đó là:

Tam quan

Đây là một bộ phận không thể thiếu được trong kiến trúc đình chùa, một ngôi chùa thường sẽ có 3 cửa để dẫn vào, với chùa lớn thậm chí còn có tới 2 tam quan tức là tới 6 cửa người ta vẫn gọi là tam quan nội và tam quan ngoại. Phía bên trên thì có gác chuông đánh chuông báo hiệu.

Tam quan

Sân chùa

Và sau khi đi qua tam quan thì bạn sẽ gặp ngay không gian của sân chùa, nó được bài trí với hòn non bộ, những cây cảnh xanh tốt, cây hoa… làm nổi bật lên cảnh sắc thiên nhiên, cho không gian thêm đẹp hơn, trong lành hơn. Trong sân chùa nhiều nơi còn xây dựng thêm 1 ngọn tháp ví dụ như chùa thiên Mụ. Tùy vào không gian của chùa mà sân có kích thước rộng, hẹp khác nhau.

Bái đường

Từ sân chùa ngước lên phía trên bạn sẽ thấy được một kiến trúc đình chùa đó chính là bái đường hay nhiều nơi còn gọi là tiền đường. Trong bái đường thường đặt tượng, bia đá… ghi lên sự tích của ngôi chùa,đây cũng có thể là nơi đặt chuông hay bàn đón khách đến tham quan. Giữa phần bái đường được đặt hương án và đây là nói thắp hương chính của ngôi chùa.

Thường thì người đến lễ chùa thắp hương ở khu vực này. Cũng giống như sân chùa thì không gian của bái đường rộng hẹp khác nhau. Và số lượng gian cũng phụ thuộc vào diện tích này. Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo tối thiểu không gian bái đường phải có 3 gian. Còn thường thì phải có 5 gian.

Chính điện

Đây là không gian chính của ngôi chùa, đi qua bái đường ta sẽ vào đến nơi. Ở đây có một không gian rộng rãi, thoáng có ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất vì nơi đây là nơi đặt những bức tượng phật chủ yếu để thờ Phật. Một vị trí linh thiêng mà khi bước vào ai cũng cần phải có thái độ nghiêm túc, trang nghiêm nhất.

Chính điện

>> Đọc thêm tại Kiến trúc – Mỹ thuật

Hành lang

Trong kiến trúc đình chùa thì hành lang sẽ được đặt chạy song song với chính điện. Nó nối phần chính điện với hậu đường và tạo thành một không gian liền mạch.

Hậu đường

Như đã nói ở trên, qua chính điện đi hết hành lang là sẽ tới phần hậu đường hay nhiều nơi còn gọi là nhà tổ. Có nhiều nơi còn thiết kế nhà hậu đường ở ngay sau chính điện và nằm phía sau bàn thờ phật.

Nói chung trong kiến trúc đình chùa thì cũng có nhiều thiết kế khác nhau. Tùy vào từng triều đại, văn hóa khác nhau, còn có rất nhiều điều bạn cần khám phá đấy. Khám phá nhiều hơn tại WPD nhé.

Nguồn: gocxaydung.hopluccorp.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội