Bạn biết gì về những công trình kiến trúc Ai Cập cổ đại?

Bạn biết gì về những công trình kiến trúc Ai Cập cổ đại?

Khi đề cập đến kiến trúc Ai Cập mọi người không khỏi liên tưởng đến các công trình lăng mộ kim tự tháp hoành tráng và thần bí. Đây cũng là những công trình kiến trúc có tuổi thọ dài nhất và ra đời sớm nhất ở khu vực sông Nin ở phía Đông Bắc Châu Phi. Những kiến trúc này thường rất lớn, nặng nề và rất đồ sộ. Không những thế nó còn thể hiện sự khéo léo của các nghệ nhân, những người thợ giỏi với tay nghề cao trong thời đại này. Các kiến trúc này luôn mang một vẻ huyền bí mà không ai có thể giải đáp được. Cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa có câu trả lời cho vẻ thần bí này.

Kiến trúc Ai Cập cổ đại 

Kiến Trúc Ai Cập cổ đại có kích thước lớn nhỏ, đồ sộ và bí ẩn. Để nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập thì phải nói đến sự khéo tay của nghề làm đá của những người thợ giỏi trong xã hội Ai Cập cổ đại xưa. Vật liệu đá xưa có rất nhiều loại khác nhau đá vôi, đá sa thạch, đá đen, đá thạch anh, đá hoa cương… Có kinh nghiệm trong việc xây dựng thủy lợi trên hai bên bờ sông Nin đã giúp cho người dân Ai Cập cổ đại phát minh máy vận chuyển. Với phát minh đó đã tổ chức lao động cho hàng vạn người lao động cùng lúc. Việc sử dụng những dụng cụ như búa, rìu cũng đã cho thấy sự chuyên nghiệp.

Kiến trúc Ai Cập cổ đại 

Những đặc điểm của kiến trúc này

Đây thường là những công trình kiến trúc với quy mô lớn và có kích thước đồ sộ nhưng nó lại mang một vẻ nặng nề và kỳ bí. Một điểm nổi bật trong kiến trúc Ai Cập cổ đại chính là sự khéo léo của những người thợ lành nghề trong việc chế tác đá quý thành những món đồ trang trí tuyệt đẹp.

Vật liệu đá được sử dụng nhiều nhất trong phong cách kiến trúc này, có nhiều loại khác nhau như:

– Đá vôi

– Đá sa thạch

– Đá đen

– Đá thạch anh

– Đá hoa cương…

Mỗi loại đều mang nét đẹp riêng và được chế tác để trang trí trong từng hạng mục riêng tạo nên nét đẹp đặc trưng riêng của từng công trình.

Những đặc điểm của kiến trúc này

>> Xem thêm Kiến trúc – Mỹ thuật

Kết cấu phổ thông của hệ thống kiến trúc này chính là hệ tường, dầm cột hay dầm chịu lực. Cột được thiết kế khá lớn với khoảng cách khá nhỏ. Những công trình được đặt trực tiếp trên hệ thống nền đất nên nó luôn có bề mặt dàn trải, phần đáy lớn và không quá cao. Phần tường được xây bằng gạch hoặc đá phần phía trên là các lớp bằng được lợp bằng những tấm đá khác nhau.

Trong hệ thống kiến trúc Ai Cập cổ đại này thì các công trình luôn có tính thống nhất cao. Bởi nó luôn có sự đồng nhất trong cách điêu khắc hay bố cụ trang trí. Từ hội họa cho đến điêu khắc đều có những quy ước riêng. Và được sử dụng nhiều để trang trí hệ thống cột cũng như các mảng tưởng lớn. Mục đích chính là tạo nên một nét đẹp đặc trưng riêng cho công trình kiến trúc.

Loại hình kiến trúc phổ biến

Nói đến loại hình kiến trúc này thì chúng ta không thể bỏ qua 2 loại hình sau, đó là:

– Đền thờ: Những đền thờ Ai Cập thường sử dụng để thờ thần Mặt Trời, đây cũng chính là vua. Đền thờ sẽ được thiết kế với một cửa lớn. Đường bệ sao cho phù hợp nhất với đặc tính riêng của từng nghi lễ tôn giáo. Không gian đặc trưng chính là sự kín đáo, luôn mang tính thần bí.

Loại hình kiến trúc phổ biến

– Nhà ở: Trong kiến trúc Ai Cập cổ đại thì những ngôi nhà thường được thiết kế theo các dạng như sau:

 + Nhà ở ba gian: Đây là những ngôi nhà thường sử dụng nguyên liệu chính là cây lau sậy, đất sét và mái bằng.

 + Nhà cho quan: Là những ngôi nhà sử dụng tường thạch cao và cửa được thiết kế 3 cửa mở ra mặt phố.

+ Lâu đài: Đây là nhà ở dành cho vua chúa, thường những dinh thự này sẽ được thiết kế có thêm ao cá, vườn cây.. Vật liệu chính là gỗ, tường gạch, có mái bằng… được trang trí hết sức cầu kỳ, tỉ mỉ.

Kim tự tháp

Tục lệ ướp xác cổ xưa của người Ai cập để tạo ra các mummy để chôn dưới những nơi như kim tự tháp hay Mastaba. Mastaba là những ngôi mộ cho quý tộc là một khối đá có hình thang và một mặt cắt hình thang. Trong Mastaba có 3 phòng đó là phòng sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ. Từ mặt trên của Mastaba có một cái giếng tròn và vuông độ sâu lên tới 30m. Đáy giếng dẫn ra phòng mai táng (nơi mai táng). Sau khi được chôn cái giếng sẽ được lấp đầy. Một trong những kim tự tháp lớn nhất xuất hiện là Kim tự tháp Djoser.

Với đáy hình chữ nhật hai cạnh dài là 126m và 106 cao 60m và 6 bậc thu nhỏ dần lên phía trên. Được xây dựng bởi vị quan đầu tiên của nhà vua vương triều thứ 3 năm 2770 trước công nguyên. Ngoài ra nó còn một kim tự tháp ở Dashur  và Meidum. Sau này kim tự tháp đã được phát triển thành Tháp trơn.

Quần thể của nó là một con nhân sư, 6 kim tự tháp nhỏ và một số đền đài và 400 Mastaba trung nằm tại Giza. Những kim tự tháp lớn trên có tên là Tháp Kheops, Khephren và Mykerinos. Được lấy tên từ những vị vua của triều đại thứ 4. Những kim tự tháp nhỏ xung quanh là những hoàng hậu cùng thời. Được biết xây dựng bằng đá vôi được làm ngay tại chỗ. Những lớp sơn bóng đến nay đã bị tróc mất.

Hy vọng wpd đã mang lại cho bạn những trải nghiệm bổ ích. Cảm ơn bạn đã đọc.

Nguồn: gocxaydung.hopluccorp.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội