Cứ đến dịp 13 tháng Giêng hàng năm du khách thập phương lại nô nức rủ nhau đi dự Hội Lim, Bắc Ninh để được nghe câu hát từ các liền anh, liền chị giao cảm say đắm trong lời ca quan họ. Đây đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Bắc Ninh
Kết quả là, mỗi năm, cho đến ngày 13 tháng 1; người đang ở vị trí hoặc du khách ở bất cứ đâu và thấy sự phục hồi, tình bạn. Có nhiều tương truyền khác nhau về lịch sử Hội Lim. Người ta cho rằng hội Lim có lịch sử từ hội chùa, liên quan đến hội hát; tiếng hát của chàng trai Trương Chi mà để lại hình vết dòng song Tiêu Tương khá rõ ở làng quê vùng Lim. Người xưa dựa vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương để tương truyền về lịch sử của Hội Lim.
Lịch sử của Hội Lim vốn có lịch sử từ rất lâu đời và phát triển quy mô hội hàng Tổng (hội nội Duệ). Trên cơ sở phát triển đó, ngày nay lễ hội truyền thống của các làng trong hàng tổng gồm 6 phường: tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ Khánh; Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Lũng Giang, Nội Duệ Nam; Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du (sau là Duệ Đông). Lễ hội gồm nhiều nghi thức rước tế lễ và các hoạt động dân gian phong phú như: ca trù, hát tuồng; hát quan họ, hát trống quân, hát chèo…
Sự phát triển của lễ hội đình
Viên quận công Đỗ Nguyên Thụy – người thôn Đình Cả, Nội Duệ; xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè; gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Như vậy, quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu; tháng Tám, với những quy định chung; đồng thời ông cũng chính là người xây dựng bước đầu những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng.
Lễ hội văn hoá nghệ thuật
Hội Lim là lễ hội văn hoá nghệ thuật đặc sắc của những làng quê quan họ; hình thành từ xa xưa. Ngày hội đã thu hút nhiều thành phần; lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân; trong đó phần đông là trai thanh gái lịch. Đến hẹn lại lên; họ đến với nhau để ca hát; với người lớn tuổi thì đến hội là dịp tìm về tuổi xuân; với nam thanh nữ tú thì hội là dịp tìm bạn, tìm duyên. Sự kiện văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.
Hội Lim bao giờ cũng gồm 2 phần tách bạch: Lễ và Hội. Các làng Duệ Khánh; Đình Cả, Lộ Bao, Lũng Giang hội tụ thành một đoàn rước từ từ tiến vào trung tâm hội thu hút sự chú ý; quan tâm đặc biệt của đông hội. Đây là tâm điểm của phần Lễ; hoạt động tế lễ của các đoàn rước chính là chương trình khai hội thay cho lễ khai mạc như một số năm trước đây.
Cũng như các lễ hội truyền thống khác; hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm; thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước; lễ tế hay các trò hội dân gian mua vui; thi tài. Sáng sớm ngày 13 là lễ rước kinh từ chùa Trũng tới chùa Hồng Ân; sau những nghi thức tế lễ; đoàn rước đón nước thiêng từ chùa Hồng Ân trở về chùa Trũng. Kết thúc lễ rước, vào lễ khai hội.
Các trò chơi dân gian
Ngày 13 mới là chính hội nhưng từ sớm ngày 12; đồi Lim; trung tâm lễ hội đã tưng bừng với các lán hát Quan họ và các trò chơi dân gian. Cùng với việc duy trì các trò truyền thống như: Thi tổ tôm điếm, đu tiên; vật, đập niêu, thi cờ người, dệt cửi hội Lim năm nay còn khôi phục thêm 2 trò bịt mắt bắt dê và kéo co. Bên đình Lim, trong Nội Duệ, Lũng Sơn; Duệ Đông các liền anh, liền chị sở tại rong thuyền rồng hát Quan họ; phục vụ du khách thập phương. Tất cả tạo nên một không gian văn hoá riêng có của vùng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc.
Các trò vui dân gian luôn thu hút đông người nhưng ở Hội Lim, điều khiến đông hội say mê; náo nức hơn cả vẫn là ca hát Quan họ. Người ta có thể nghe Quan họ cả ngày mà không chán. Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi; hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia; lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc “bọn” (cả nam và nữ).
Dân ca quan họ nổi tiếng không chỉ ở lời ca trữ tình; nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu đôi lứa; hay với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở dân ca các vùng khác. Từ lời ăn tiếng nói đến lối ứng xử hàng ngày hay trong ngày hội, “người Quan họ” đều từ tốn; khiêm nhường. Tục kết “chạ” giữa các làng Quan họ hay kết bạn giữa các “bọn” Quan họ đã hình thành nếp sống đạo đức cao quý. Người Quan họ đều là “liền anh”, “liền chị” và bao giờ cũng tự xưng là “liền em”.
Lễ hội có sức thu hút lâu bền
Quả thực sự tinh tường trong nghề chơi Quan họ là sự đón tiếp bạn thân tình, đối xử lịch lãm; tinh tế cộng với lề lối đối đáp đã tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ cả với người chơi và người thưởng thức. Những thanh niên nam nữ tay trong tay lên chùa Hồng Ân cầu tài; cầu duyên, xuống sườn đồi xem các anh Hai; chị Ba Quan họ mời trầu đón khách, vào cuộc giao duyên và giao lưu với du khách yêu Quan họ khiến ta nhớ tới mấy câu thơ đầy tình tứ “Dập dìu đi trẩy Hội Lim. Hờ quên Quan họ, cứ tìm tay nhau. Lãng cười mắt liếc dao cau. Bổ ba lời hát; lá trầu dọc đôi…”.
Bên cạnh ý nghĩa được bao chứa trong mỗi lễ hội mà ta từng biết; lễ hội Lim không chỉ cho ta cơ hội được thưởng thức một sinh hoạt nghệ thuật tràn đầy phong vị xứ Bắc mà còn được tắm mình trong phong cách ứng xử, giao tiếp lịch sự, tinh tế của người dân nơi đây. Phong vị ấy- phong vị của lễ hội quan họ, lễ hội Lim – thực sự có sức thu hút và quyến rũ lâu bền.
Nguồn: Mienbactour.com