Cùng khám phá vẻ đẹp bị lãng quên của tỉnh Gia Lai trong vòng một ngày

Cùng khám phá vẻ đẹp bị lãng quên của tỉnh Gia Lai trong vòng một ngày

Vẻ đẹp bình yên của Gia Lai vẫn chưa được nhiều người biết đến, nơi đây vẫn còn rất nhiều khu rùng nguyên sinh, động thực vật đa dạng. Rất thích hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái và khám phá văn hóa cùng những khu di tích lịch sử anh hùng.

Nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Gia Lai có vị trí thuận lợi về kinh tế, chính sách và bảo vệ an ninh – quốc phòng . Gia Lai có nguồn tài nguyên phong phú, nền văn hóa đặc sắc, khí hậu ôn nhu và đặc biệt là con người ở đây rất thân thiện và mến khách. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng với những tiềm năng vô cùng lớn về phát triển khu du lịch sinh thái với những khu rừng nguyên sinh vân còn nguyên vẻ hoang sơ và hệ sinh thái vô cùng phong phú và đa dạng. Những hồ nước thơ mộng, mênh mông, những dòng sông chảy xiết.

Vùng đất này còn có những cánh rùng cao su những đồi chè, đồi cà phê bật ngàn và đặc biệt là những công trình thủy lợi nằm trên vùng đất đỏ của cao nguyên này. Trai qua bao thằng trầm cùng lịch sử, nơi đây vẫn bảo tồn được những gì sơ khai với nền văn hóa truyền thống, những khu di tích lịch sử mang dấu ấn của vùng đất anh hùng đó là: gia. Khu di tích căn cứ địa cách mạng Khu 10, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo…

Vẻ đẹp kì bí của Gia Lai

Kế hoạch khám phá Gia Lai

Trên vùng đất đỏ cao nguyên, Gia Lai sở hữu những khung cảnh đẹp say lòng như thác Mơ, núi lửa Chư Đăng Ya, Biển Hồ… Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 Việt Nam và là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía bắc của vùng Tây Nguyên. Cái tên Gia Lai có nguồn gốc từ chữ “Jarai”, vốn là tên của dân tộc bản địa sinh sống ở nơi đây.

Nhắc đến Gia Lai, nhiều du khách thường liên tưởng đến những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, thiên nhiên hùng vĩ bao la với những thác, ghềnh trải dài theo sườn núi, hay đồi chè, đồi cà phê cùng những đàn voi. Đây còn là nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc như Jarai, Ba Na, Xơ Đăng, Thái, Mường… cùng với những di sản văn hóa tinh thần quý giá như cồng chiêng Tây Nguyên, vẫn được lưu giữ và phát triển cho tới hôm nay.

Lịch trình buổi sáng

7h30: Bến xe khách Buôn Ma Thuột

11h: Check-in khách sạn Pleiku. Không gian ở đây sạch sẽ, thoáng mát.

12h30: Ăn trưa với món phở khô Gia Lai

Lịch trình buổi chiều

Mình dùng bữa tại quán phở khô Hồng trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Phở có nước dùng đậm đà. Phở trộn hơi nhạt. Phở khô là món bạn không thể bỏ qua khi đến Gia Lai.

14h: Check-in núi lửa Chư Đăng Ya

Địa điểm này nằm cách thành phố Pleiku 30 km về hướng đông bắc, thuộc địa bàn xã cùng tên, huyện Chư Păh. Theo những người Jarai đang sinh sống ở làng Ia Gri dưới chân núi, Chư Đăng Ya dịch theo tiếng địa phương có nghĩa là “Củ gừng dại”. Đây là một ngọn núi lửa đã chết, có niên đại hàng triệu năm và đã ngừng phun dung nham từ lâu. Ngọn núi có hình phễu khổng lồ, giống một lòng chảo. Vào mùa hoa dã quỳ, đây là nơi check-in thu hút khách du lịch tới chụp hình. Vào mùa mưa, việc đi lại khá khó khăn. Bạn có thể nhờ người dân địa phương dẫn đi với phí là 50.000 đồng.

Những khu rừng nguyên sinh

15h30: Đến Biển Hồ chè Gia Lai

Biển Hồ chè Gia Lai nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13 km; thuộc địa phận huyện Chư Pah. Nơi đây là sự kết hợp giữa những ngọn đồi cây cối xanh mát; những nương chè được trồng ngay hàng thẳng lối và cả những con đường đất đỏ chạy dài vô tận.

16h30: Mình đến Biển Hồ Pleiku. Biển Hồ còn được người bản địa gọi là Ia Nueng hoặc hồ T’nưng. Đây là hồ nước ngọt nằm cách thành phố Pleiku 7 km về phía tây bắc; có độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển. Biển Hồ được ví như viên ngọc bích giữa núi rừng Tây Nguyên.

Ngày hôm sau

5h: Ngắm bình minh trên đồi chè và hàng thông trăm tuổi

8h: Ăn sáng, check-out khách sạn và di chuyển đến Kon Tum

Mách nhỏ những lưu ý cho mọi người

Phương tiện di chuyển:

– Xe khách: Mua vé xe giường nằm tuyến TP.HCM – Gia Lai xuất phát vào buổi tối; đến Pleiku sau 8 tiếng

– Máy bay: Đây là cách đi tới Pleiku nhanh nhất nhưng tốn kém hơn những cách di chuyển khác

– Xe máy: Dành cho những du khách muốn khám phá Pleiku tự túc. Bạn có thể chủ động lịch trình khi di chuyển bằng xe máy. Từ TP.HCM, bạn di chuyển theo cung đường: Thị xã Tân Uyên – Bình Dương – Bình Phước – Thị xã Đồng Xoài – quốc lộ 14 – Buôn Ma Thuột – thị xã Buôn Hồ – Pleiku. Quãng đường dài chừng 500 km

Bạn nên đi vào mùa khô; cụ thể là dịp cuối năm từ tháng 11 đến tháng 12. Đây là mùa hoa dã quỳ nhuộm vàng trên khắp nẻo đường và cũng là mùa lúa chín, thời điểm nhiều lễ hội diễn ra. Du khách cũng có thể đến Gia lai vào cuối tháng 2; tháng 3 để chiêm ngưỡng mùa hoa cà phê nở trắng khắp trời Tây Nguyên.

Nguồn: Zingnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội