Lễ hội Gióng đền Sóc, di sản văn hóa phi vật thể đại điện cho nhân loại

Lễ hội Gióng đền Sóc, di sản văn hóa phi vật thể đại điện cho nhân loại

Theo tương truyền, sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, cởi bỏ áo giáp rồi cưỡi ngựa bay về trời. Đây là hình tượng hào hùng, đẹp đẽ trong kho tàng truyền thuyết Việt.

Thánh Gióng là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, truyền thuyết Thánh Gióng gắn liền với cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân; mang lại thái bình cho đất nước.

Nhân dân tại nơi đây để tưởng nhớ công đức của Thánh Gióng đã lập đền thời tại chân núi Sóc Sơn, nơi ngài dừng ngựa bay về trời và hằng năm mở hội từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch.

Tọa lạc tại thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội quần thể di tích gồm 6 công trình: chùa Đại Bi, đền Mẫu; đền Hạ (tức đền Trình), đền Thượng (tức đền Sóc); tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.

Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loai

Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như lễ mộc dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Lễ Hội Gióng đền Sóc là một trong những lễ hội lớn của Sóc Sơn nói riêng và cả nước nói chung, đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống; sinh hoạt văn hóa, tâm linh của mỗi người. Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về, người dân lại nô nức  về với lễ hội Gióng đền Sóc thể hiện lòng thành kính; cầu mong một năm bình an, may mắn đến với bản thân, gia đình và người thân.

Theo tục lệ truyền thống, Lễ hội đền Sóc được tổ chức trong 3 ngày; từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm. Tại lễ hội có 8 thôn làng, đại diện cho 6 xã nhận vinh  dự chuẩn bị lễ phẩm; vật phẩm dâng lên Đức Thánh Gióng nhân ngày khai hội đó là: Lễ rước giò hoa tre, lễ rước ngựa chiến; voi chiến, trầu cau, cỏ voi, ngà voi; rước tướng và cầu húc.

Lễ hội có sự đan xe giữa lễ và hội

Lễ hội có sự đan xe giữa lễ và hội

Hình thức tổ chức và nội dung các lễ hội có sự kết hợp giữa lễ và hội; đan xen giữa tín ngưỡng dân gian, không chỉ thuần túy mang yếu tố tín ngưỡng mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần mang đậm đạo lý; truyền thống tôn kính tổ tiên, “uống nước nhớ nguồn”; tưởng nhớ công đức của vị anh hùng Thánh Gióng – người đã có công  bảo vệ quê hương, đất nước – một trong tứ bất tử của dân tộc Việt Nam.

Năm nay, bên cạnh việc tổ chức Lễ hội Gióng đền Sóc như thường niên (được tổ chức trong 3 ngày 6,7,8 tháng Giêng); Huyện Sóc Sơn sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2010-2020) cùng thời điểm tổ chức Lễ hội năm 2021. Thời gian tổ chức khai hội và Lễ kỷ niệm sẽ diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng Tân Sửu 2021 (tức ngày 17/02/2021), tại khu di tích du lịch Đền Sóc; thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.

Phát huy giá trị văn hóa tâm linh

Để việc tổ chức lễ hội cũng như kỷ niệm 10 năm Hội Gióng đền Sóc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật đảm bảo trang trọng, lành  mạnh; phát huy những giá trị văn hóa tâm linh, ngày 06/01/2021, UBND huyện Sóc Sơn đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-UBND; đồng thời tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch đến các cơ quan; ban, ngành, đoàn thể, các xã, thôn có liên quan.

Theo đó, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, phòng ban; các xã, thôn, đơn vị liên quan tập trung thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm đó là: Tập trung tuyên truyền khơi dậy; nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc; giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta;

Thực hiện cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Gióng tại đền Sóc – Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; Tôn vinh, giữ gìn và bảo tồn giá trị kiến trúc; những nét độc đáo của quần thể di tích đền Sóc – di tích quốc gia đặc biệt; đồng thời giới thiệu và quảng bá những tiềm năng, thế mạnh của huyện Sóc Sơn với du khách trong và ngoài nước để phát triển du lịch; phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Tổ chức chặt chẽ, trang trọng

Tổ chức chặt chẽ, trang trọng

Mục tiêu của huyện là việc tổ chức Lễ hội và Lễ kỷ niệm phải được tổ chức chặt chẽ, trang trọng; ấn tượng, đúng quy định, đảm bảo an toàn, lành mạnh; tiết kiệm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của các cấp; các ngành và nhân dân trong việc nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy giá trị của lễ hội và di tích lịch sử văn hóa đền Sóc; đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Về nội dung, chương trình Lễ khai hội và kỷ niệm 10 năm Hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày mùng 6 tháng Giêng có 2 phần: Phần Lễ khai hội bắt đầu từ 7h00; phần lễ kỷ niệm 10 năm Hội  Gióng đền Sóc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại diễn ra lúc 9h00.

Trong đó, phần khai mạc hội được tổ chức theo nghi lễ truyền thống và kịch bản đã được phê duyệt, gồm:  Phần lễ:  Chủ tế khai mạc và đọc văn tế; đại diện lãnh đạo huyện đánh trống khai hội; rước lễ truyền thống và bài tấu của các thôn làng. Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ; thể dục thể thao, các trò chơi dân gian trong khu vực lễ hội; tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm hàng hóa phục vụ khách du lịch; trưng bày hình ảnh xây dựng nông thôn mới của huyện.

Phần nghi lễ kỷ niệm

Phần nghi lễ kỷ niệm

Về nghi lễ kỷ niệm 10 năm hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gồm có: Chương trình nghệ thuật chào mừng; diễn văn kỷ niệm; phóng sự về lễ hội Gióng Đền Sóc và xây dựng Huyện nông thôn mới; phát biểu của lãnh đạo cấp trên hoặc đại diện UNESCO tại Việt Nam; phát biểu của lãnh đạo huyện; khen thưởng các tập thể; cá nhân có thành tích trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Gióng.

Trên cơ sở đó huyện yêu cầu, các địa phương được giao chuẩn bị lễ phẩm; vật phẩm, các cơ quan chức năng kiểm tra quá trình chuẩn bị lễ phẩm; lễ vật, duyệt bài tấu của các thôn làng, tham gia trong lễ hội; bổ sung; chỉnh trang, sửa chữa, nâng cấp trang phục, kiệu rước; binh khí của các đoàn rước; bố trí địa điểm trông giữ phương tiện cho đại biểu và du khách, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ; thể dục thể thao, trò chơi dân gian, các gian hàng trưng bày; các loại hình dịch vụ của tập thể, cá nhân kinh doanh trong lễ kỷ niệm và lễ hội; chỉnh trang; tổng vệ sinh môi trường trong khu di tích đền Sóc; bố trí các khu trưng bày, bán hàng, trông giữ phương tiện đảm bảo an toàn; văn minh.

Phân công nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ lễ kỷ niệm

UBND huyện cũng yêu cầu các đơn vị được phân công nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện phục vụ lễ kỷ niệm, dự phòng phương án khi thời tiết mưa; chuẩn bị kỹ về nội dung; kịch bản chương trình buổi lễ kỷ niệm và các hoạt động của lễ hội; thành lập Đội kiểm tra liên ngành; thanh kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa; an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; xử lý nghiêm các cá nhân; tổ chức vi phạm quy chế tổ chức lễ hội..; đảm bảo việc tổ chức lễ hội cũng như Lễ kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận Lễ Hội Gióng Đền Sóc là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại an toàn; thực sự là điểm đến của du khách thập phương./.

Nguồn: Socson.hanoi.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội