TOP 10 di sản thế giới bị phá hủy và đã biến mất không còn thấy nữa

TOP 10 di sản thế giới bị phá hủy và đã biến mất không còn thấy nữa

Khi di sản bị phá hủy hoặc biến mất theo thời gian sẽ để lại những mất mát đầy tiếc nuối. Mặc dù mối nguy hiểm đối với các điểm đến di sản thế giới thường chỉ bao gồm xói mòn và biến đổi khí hậu. Nhưng có vô số yếu tố đóng một vai trò trong việc phá hủy một di tích lịch sử hoặc tự nhiên — ví dụ điển hình là chiến tranh. Vào năm 2013, Nhà thờ lớn của Đại thánh đường Hồi giáo Aleppo ở Syria đã trở thành đống đổ nát trong Nội chiến Syria. Khi tòa nhà xảy ra hỏa lực chiến đấu và bị trúng một chất nổ. Công trình kiến trúc đó đã tồn tại từ năm 1090 và chứa đựng giá trị lịch sử và tôn giáo vô giá.

Những mối đe dọa này không chỉ gây nguy hiểm cho kiến thức lịch sử. Mà còn cả môi trường sống của hàng nghìn loài động vật và thực vật, tất cả đều được chuẩn bị để tồn tại trong một môi trường đang bắt đầu thay đổi liên tục. Dưới đây là bài viết về 9 di sản thế giới bị hủy hoại do nhiều nguyên nhân mà chúng ta không còn thấy chúng nữa.

Thành phố cổ Sanaa, Yemen

Thành phố cổ Sanaa, Yemen

Năm 2011, Sanaa là trung tâm của Cách mạng Yemen. Một trong nhiều cuộc biểu tình Mùa xuân Ả Rập chống lại nạn thất nghiệp, bất bình đẳng và tham nhũng đã nổ ra trên toàn Thế giới Ả Rập vào đầu những năm 2010. Ngoài ra, ở trung tâm của Sanaa là Thành phố Cổ, một khu phố cổ độc đáo và di sản Thế giới được UNESCO công nhận với kiến ​​trúc khác biệt. Nhưng trong khi trận chiến đầu tiên ở Sanaa cuối cùng dẫn đến việc lật đổ tổng thống của Yemen. Các cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra và bắt đầu trong những năm sau đó.

Vào năm 2014, quyền kiểm soát thành phố đã bị chiếm bởi lực lượng nổi dậy Houthi. Những người đã lãnh đạo cuộc nổi dậy ban đầu chống lại chính phủ Yemen. Năm tiếp theo, một số phần quan trọng của Thành phố cổ của Sanaa đã bị phá hủy nghiêm trọng. Bởi các cuộc không kích do Ả Rập Xê út dẫn đầu. Gần một thập kỷ sau khi nó bắt đầu, thành phố bị tàn phá vẫn còn bị cuốn vào xung đột.

Tòa thị chính Sarajevo, Bosnia

Được xây dựng lần đầu tiên để làm nơi chứa Tòa thị chính của Sarajevo. Sau Thế chiến thứ hai, Vijećnica được chuyển đổi thành Thư viện Quốc gia Bosnia. Một kho lưu trữ 1,5 triệu cuốn sách và 155.000 bản thảo quý hiếm. Nhưng vào ngày 25 tháng 8 năm 1992, Sarajevo bị quân Serbia xâm lược và thành phố đã vĩnh viễn bị thay đổi. Cuộc vây hãm kéo dài 4 năm đã rút ruột Sarajevo. Trong khi các thủ thư và những người khác dũng cảm nổ súng bắn tỉa để cứu một số vật phẩm không thể thay thế của thư viện. Phần lớn đã bị phá hủy, cùng với tòa nhà 100 năm tuổi là nơi chứa chúng. Sau gần hai thập kỷ sửa chữa, Vijećnica đã mở cửa trở lại vào năm 2014.

Bảo tàng Quốc gia Rio de Janeiro

Bảo tàng Quốc gia Rio de Janeiro

Ngày 2/9/2018, khoảng 90% các bộ sưu tập với khoảng 20 triệu hiện vật của Bảo tàng Quốc gia Rio de Janeiro bị lửa thiêu rụi. Đây là bảo tàng lớn nhất ở châu Mỹ Latinh và cũng là một công trình lịch sử. Đối với giới chuyên gia, thảm họa này là một đòn giáng mạnh vào nền văn hóa của Brazil.

Viết trên trang cá nhân của mình, nhà nhân chủng học Mercio Gomes buồn bã: “Brazil chỉ có 500 năm lịch sử. Bảo tàng quốc gia này đã 200 tuổi và có những thứ đã ra đi mãi mãi”. Còn Giám đốc Bảo tàng Alexander Kellner nói: “Bộ sưu tập của bảo tàng không chỉ là lịch sử Rio de Janeiro hay Brazil. Mà còn là nền tảng cho lịch sử thế giới”.

Ngọn lửa đã phá hủy vô số hiện vật giá trị của Brazil như xương khủng long, xác ướp cổ đại. Những bản ghi chép bằng ngôn ngữ của người bản địa đã tuyệt chủng. Nhiều hiện vật của châu Mỹ trước khi có sự xuất hiện của người châu Âu. Và những bức bích họa của thành phố La Mã cổ Pompeii. Cho đến nay, nguyên nhân của vụ hỏa hoạn. Được cho là do một quả khinh khí cầu cỡ nhỏ đã đáp xuống mái của viện bảo tàng này. Hoặc do chập mạch điện ở phòng nghe nhìn.

Thư viện Sarajevo

Thư viện Quốc gia Sarajevo của Bosnia được xây dựng vào năm 1896. Là nơi lưu giữ khoảng 2 triệu cuốn sách, thư tịch cổ. Đã bị thiêu rụi trong một đám cháy, do đạn pháo của các tay súng người Serbia gây ra vào đêm 25 rạng 26-8-1992.

Bosnia đã trải qua chiến tranh từ năm 1992 đến năm 1995. Chỉ 10% tài liệu tại thư viện. Tức khoảng 300.000 cuốn sách trên hơn 2 triệu cuốn sách quý hiếm, được cứu. Việc xây dựng lại tòa nhà bị hủy hoại này bắt đầu vào năm 1996 và được Liên minh châu Âu tài trợ một phần. Thư viện mới được khánh thành vào năm 2014.

Các tượng Phật ở Bamiyan

Các tượng Phật ở Bamiyan

18 năm trôi qua kể từ khi 2 pho tượng Phật Bamiyan bị phá hủy. Đã có rất nhiều những biến động xảy ra ở Afghanistan. Nhưng đối với các tín đồ Phật giáo, nỗi ám ảnh về biến cố đó vẫn không lu mờ.

Bất chấp sự phản đối và phẫn nộ của toàn thế giới, 2 pho tượng Phật cao 55m và 37m. Được tạc thẳng vào núi sa thạch từ thế kỷ thứ 6 ở tỉnh Bamiyan, đã bị Taliban cho nổ vào năm 2001. Ban đầu, lực lượng Taliban phá các pho tượng bằng xe tăng và súng cối. Nhưng không thành công, họ đặt những khối thuốc nổ nhằm hủy hoại cho bằng được. Đây là 2 trong 3 pho tượng Phật được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thứ 8. Biến Bamiyan trở thành thánh địa của Phật giáo. Nằm trên con đường tơ lụa, 3 pho tượng hoành tráng chứng kiến sự qua lại của thương nhân và khách hành hương. Sự xuất hiện của đạo Hồi ở khu vực vào thế kỷ thứ 9…

Sau khi chế độ Taliban sụp đổ, các nhà sử học và khảo cổ nhiều lần tranh luận xem có nên phục hồi và có đáng phục hồi hay không. Theo UNESCO, khó có thể phục hồi 2 pho tượng Phật vì nhiều mảnh đã bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, Chính phủ Afghanistan đã xây Bảo tàng tại Bamiyan để trưng bày các mảnh vụn này. Và những di vật đầy giá trị để cho mọi người thấy lịch sử bi thương của các tượng Phật ở Bamiyan.

Thành cổ Palmyra

Ngày 20/1/2017, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã dùng thuốc nổ; phá hủy hoàn toàn mặt chính của Nhà hát La Mã cổ đại. Được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 và công trình kiến trúc Tetrapylon hình lập phương nổi tiếng nhất ở thành cổ Palmyra.

Thật ra, thành cổ Palmyra ở miền Trung Syria bị hủy hoại nhiều lần trong từng thời kỳ IS chiếm đóng rồi bị đánh bật. Trong đợt chiếm thành phố này năm 2015,  IS đã phá hủy các đền đài chủ chốt. Và hàng ngàn di tích tại Palmyra, gồm đền thờ, lăng mộ, tàn tích phi tôn giáo khác… Khi các lực lượng chính phủ mất thành phố một lần nữa vào tháng 12 năm 2016. Các chiến binh thánh chiến đã dùng thuốc nổ nhóm bốn cột, làm hư hại nhà hát La Mã. Ngày 22/1/2017, Bộ trưởng Văn hóa Syria Muhammad Ahmad lên án vụ phá hủy nhằm vào di sản và văn hóa là “tội ác chiến tranh”.

Tháp Lưu ly Nam Kinh

Tháp Lưu ly Nam Kinh

Được xây dựng vào thế kỷ 15 vào thời nhà Minh, Tháp Lưu ly là một địa điểm tôn giáo Phật giáo ở Nam Kinh, Trung Quốc. Tháp được vua Minh Thành Tổ, hiệu Vĩnh Lạc, cho phép xây năm 1412 và mất 17 năm để hoàn thành. Tòa tháp này nằm trong quần thể chùa Báo Ân Tự. Và đã từng được xem là một trong “Bảy kỳ quan của thế giới Trung đại”.

Tháp Lưu Ly không cao nhất (Tháp Liêu Địch ở Hà Bắc cao tới 84m), nhưng xứng đáng là tòa tháp đẹp nhất. Cái tên Lưu ly bắt nguồn từ những viên gạch lưu ly (gạch sứ trắng) được dùng để dựng lên tòa tháp này. Vào ban ngày, ánh sáng mặt trời rọi lên các viên gạch khiến cả tòa tháp bừng lên lấp lánh.

Vào ban đêm, khoảng 140 lồng đèn bằng sứ cùng nhau thắp sáng tòa tháp. Năm 1801, tháp bị sét đánh và hư hại một phần. Năm 1853, Thái Bình Thiên Quốc, đội quân nổi loạn lúc đó, đã chiếm được Nam Kinh. Tới năm 1856, họ đã phá hủy triệt để ngôi tháp này. Mục đích ngăn quân địch lợi dụng tòa tháp để quan sát, hoặc do xung đột về tín ngưỡng. Năm 2010, doanh nhân Wang Jianlin đã viện trợ 1 tỷ NDT (khoảng 150 triệu USD) để phục dựng lại tòa tháp.

Đại Thư viện Alexandria

Thành phố Alexandria được vua Alexander đại đế cho xây dựng vào năm 331 trước Công nguyên sau khi chinh phục Ai Cập. Sau khi vua Alexander đại đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông là tướng Ptolemy đã dựng nên một vương triều mới kéo dài hàng trăm năm. Dưới triều đại của Vua Ai Cập Ptolemy đệ nhất, cả khu vực Alexandria trở thành trung tâm của học vấn. Và một thư viện khổng lồ đã được xây dựng để chứa đựng hàng trăm ngàn tài liệu. Được lưu trữ dưới dạng 700.000 cuộn giấy cói và các viên đất sét Sumer khác.

Đây được đánh giá là bộ sưu tập làm cơ sở cho nhiều công trình khoa học và thần học. Đến thế kỷ thứ 7, có rất nhiều người tới đây để học tập và giảng dạy. Tuy nhiên, đến năm 48 trước Công nguyên. Toàn bộ thư viện đã bị hủy hoại hoàn toàn và trở thành một bi kịch của lịch sử. Sự kiện Đại Thư viện Alexandria của Ai Cập bị đốt. Được ví là sự kiện hủy diệt tàn khốc đối với tri thức nhân loại.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tài liệu của thư viện vẫn tồn tại sau lần phá hủy bí ẩn trên. Đến năm 604, khi đạo Hồi phát triển và khu vực này bị quân đội Arab của tướng Caliph Omar chinh phục.Ông lại ra lệnh phá hủy toàn bộ sách vở ở đây. Sau lần phá hủy này, các nhà sử học đều đồng ý rằng tất cả kiến thức vĩ đại ở đây đều đã biến mất.

Đại học Phật giáo Nalanda ở Ấn Độ

Đại học Phật giáo Nalanda ở Ấn Độ

Nalanda (nay thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ) là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới. Và là trường đại học Phật giáo lớn nhất trong lịch sử. Kiệt tác kiến trúc này được thành lập vào thế kỷ thứ 5 kéo dài hơn 14ha. Từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 12, Đại học Nalanda là một trung tâm học thuật xuất sắc. Và là một trong những trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới.

Ở đỉnh cao vinh quang, Nalanda là ngôi nhà của 2.000 giáo viên. Và hơn 10.000 sinh viên đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Tạng, Indonesia, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều học giả Phật giáo nổi tiếng đã đến học ở đây, trong đó có 2 vị tăng sĩ nổi danh người Trung Hoa là ngài Pháp Hiển và ngài Huyền Trang. Tuy nhiên, Đại học Nalanda đã bị đạo quân xâm lược Hồi giáo phá hủy vào năm 1193.

Trong nỗ lực phục hồi uy danh và di tích của Trường Đại học Nalanda. Vào năm 1951, một học giả ưu tú của Phật giáo, sư Jagdish Kashyap, đã sáng lập trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Pali và đạo Phật ở bên cạnh khu di tích nguyên thủy. Trung tâm ấy gọi là Nava Nalanda Mahavihara, hiện nay vẫn còn tồn tại. Tháng 9-2014, Đại học Nalanda, một trung tâm nghiên cứu và giảng dạy kiểu mẫu toàn cầu. Đã được chính thức mở cửa tại thị trấn hành hương Phật giáo Rajgir ở bang Bihar, Ấn Độ.

Đại thư viện Baghdad

Vào ngày 20-1-1258, đội quân Hulegu Khan. Một trong những người cháu trai của Thành Cát Tư Hãn (Mông Cổ), đã đến cổng Baghdad. Thủ đô của đế chế Abbasid Caliphate. Thành phố này là một trong những thành phố tiên tiến nhất trên thế giới và là một trong những thành phố đông dân nhất.

Quân Hulegu Khan bao vây thành phố và chiếm được trong chưa đầy 3 tuần. Các cuộc thảm sát đã khiến ít nhất 200.000 người chết. Trong khi các nhà thờ Hồi giáo, cung điện và cả Đại thư viện đã bị san bằng…

Đại thư viện lớn của Baghdad, được thành lập vào thế kỷ thứ 9. Là nơi lưu trữ vô số các công trình khoa học, thiên văn, y học và triết học. Có thể nói, đây là khu lưu giữ khảo cổ thuộc loại quan trọng nhất của cả khu vực Trung Đông.

Trên đây là những điều mà WPD muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng qua đây các bạn có những suy nghĩ tích cực để bảo vệ di sản thế giới.

Nguồn: khoahoc.tv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội