Phong tục bắt vợ của người H’Mông

Phong tục bắt vợ của người H’Mông

Mỗi một dân tộc có những phong tục tập quán khác nhau. Do lối sống cũng như cách sinh hoạt mà ngoài những phong tục tập quán chung đặc sắc của cả nước thì mỗi dân tộc lại có các phong tục tập quán khác nhau. Việt Nam cũng vậy mỗi dân tộc địa phương lại có những phong tục khác nhau, một một dân tộc lại mang một bản sắc riêng của dân tộc ấy. Điển hình như phong tục bắt vợ của dân tộc H’Mông; phong tục này đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên do đời sống thay đổi cũng như nhiều người chưa hiểu rõ về phong tục này nên đã có nhiều tiêu cực xảy ra.

Phong tục bắt vợ của người dân H’Mông đã có từ lâu; ý nghĩa thực sự của phong tục này là các đôi yêu nhau nhưng không đến được với nhau vì vậy họ mượn phong tục để kết nối tình yêu giữa hai người yêu nhau. Đây cũng chính là một trong các ý nghĩa tốt đẹp của phong tục này. Vì vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn về phong tục này nhé.

bắt vợ ở H'Mông

Hủ tục bắt vợ của người H’Mông

Hủ tục bắt vợ của người H’Mông là một trong những phong tục độc đáo, thu hút sự hiếu kỳ của du khách khi được chứng kiến. Vậy, các nghi thức diễn ra tục bắt vợ của người dân tộc H’mông ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Tục bắt vợ hay còn được gọi với cái tên khác như cướp vợ, kéo vợ. Hủ tục này được nhắc đến khá nhiều trong những tác phẩm văn học. Trong đó, nổi bật là tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

Các nghi thức diễn ra của tục bắt vợ

Tục bắt vợ của người H’Mông xuất phát từ việc các cặp đôi yêu nhau nhưng không được sự chấp thuận của hai bên hoặc có thể là chàng trai không đủ tiền thách cưới;… Lúc này, tục bắt vợ được coi như một giải pháp; giúp các cặp đôi có cơ hội được kết duyên.

Đến ngày hẹn các chàng trai sẽ bắt cô gái về

Theo đó, đến ngày hẹn các chàng trai sẽ nhờ bạn bè; gia đình giúp mình bắt cô gái về nhà.  Dù các cô gái đã biết trước kế hoạch nhưng vẫn kêu khóc thật to; giả vờ như mình không biết để kêu người nhà đến cứu giúp. Trong trường hợp người nhà đến cứu; những người bạn của chàng trai sẽ xông ra ngăn cản thậm chí là đánh trả để bảo vệ hạnh phúc của đôi vợ chồng. Ngoài ra, khi tiến hành bắt cô gái các chàng trai phải đảm bảo chân cô gái không chạm đất, không bị thương tích.

Sau đó nhà trai báo tin cho nhà gái

Đến khi tục bắt vợ của người HMông sắp sửa kết thúc phía nhà trai sẽ cử một người về nhà báo tin. Tiếp đó, nhà trai sẽ bắt một đôi gà – Một trống; một mái tơ đặt trước cửa chính để làm phép khi người con gái chính thức trở thành con dâu của gia đình.

Tiếp đó; nhà trai phải sắp xếp một chỗ ngủ thoáng mát; sạch sẽ để cô gái ở lại trong 3 đêm. Đây chính là khoảng thời gian quyết định cặp đôi có cơ duyên trở thành vợ chồng hay không. Nếu như thời gian ở lại của cô gái ít hơn 3 đêm đồng nghĩa với hôn ước sẽ bị hủy.

phong tục bắt vợ ở dân tộc

Nếu cô gái không đồng ý thì nhà trai phải đền danh dự

Đáng chú ; nếu như người con trai bắt vợ nhưng tình yêu chỉ xuất phát từ một phía thì người con gái sẽ tìm cách trốn thoát. Khi đó; gia đình nhà trai phải đền danh dự cho cô gái bằng các lễ vật cũng như khao cả dân làng ăn uống liên tiếp trong 7 ngày để tạ lỗi.

Có thể thấy, tục bắt vợ của người HMông là một trong những nét văn hóa độc đáo; tạo cơ hội để các cặp trai gái đến được với nhau. Tuy nhiên, nó cũng sẽ trở thành nỗi lo dành cho các cô gái xinh đẹp; lọt vào tầm ngăm của nhiều chàng trai.

Khi nét đẹp văn hóa bị biến tướng

Tục “trộm vợ”, “cướp vợ”, hay có nơi còn gọi là “kéo vợ; bắt vợ” của người H’Mông, người Thái ở Việt Nam được coi là một nét đẹp văn hóa ngày đầu năm mới.

Ở góc độ tích cực, chúng ta có thể nhận thấy rằng phong tục này có thể được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Khi đó; kế hoạch “bắt vợ” được bàn bạc bí mật; có sự hỗ trợ của anh em; bạn bè, cô bác. Cô gái đi làm nương; chàng trai bất ngờ xuất hiện cùng bạn bè ra sức kéo cô gái về làm vợ. Dù tất cả đều “nằm trong kế hoạch” nhưng cô gái vẫn cố gắng la hét; kêu cứu. Sau đó phía nhà trai sẽ bắt gà làm phép theo như truyền thống rồi đưa cô gái vừa bị “bắt” vào nhà.

Nhưng đằng sau phong tục vẫn hay được nhắc đến với cái tên mỹ miều là “nét đẹp văn hóa” ấy lại có rất nhiều câu hỏi được đặt ra với những người chứng kiến và cả những nhà làm Luật. “Bắt vợ” về bản chất không xấu nhưng khi bị biến tướng sẽ trở nên xấu xa vô cùng vì nó thực chất đã tước đi quyền tự do của một người. Tước đi cả quyền được chọn lựa tương lai của những cô gái vùng dân tộc; vốn còn ngây thơ và chưa hiểu rõ ràng về Luật pháp.

Nguồn: travelmag.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội