Khám phá khu du lịch Y Tý

Khám phá khu du lịch Y Tý

Với những ai yêu thích xê dịch và khám phá những điều thú vị, đến du lịch Y Tý để săn mây và chụp những bức ảnh độc đáo, hữu tình sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm hiếm nơi nào có được. Đây là những chia sẻ về khu du lịch Y Tý và cách chụp ảnh độc đáo cho chuyến đi săn mây Y Tý của bạn.

Y Tý nằm ở độ cao hơn 2.000 mét, lưng tựa vào dãy núi Nhìu Cồ San, độ cao nhất của dãy núi là 2.660 mét, nươi mà có lẻ ánh sáng mặt trời hiếm khi chiếu suốt 12 tiếng đồng hồ. Con đường lên Y Tý ngoằn ngoèo, rồi ẩn mình giữa rừng lá, những nếp nhà thấp thoáng trong mây.

Từ tháng 9 đến tháng 4 hàng năm, thời điểm săn mây của Y Tý rất đẹp, bạn sẽ rất thích thú khi đứng trước một biển mây bồng bềnh kỳ dị. Bạn nên đến tham quan Y Tý vào buổi chiều để có thể ngắm cảnh hoàng hôn trên biển mây, hoặc vào buổi sáng sớm khi mà những tầng mây còn bao phủ núi rừng tạo nên một khung cảnh vô cùng tuyệt đẹp.

Phương tiện di chuyển

 

Từ Hà Nội đi Lào Cai các bạn có 2 phương án để lựa chọn, đi bằng tàu hỏa hoặc đi bằng xe khách giường nằm. Thời gian từ Hà Nội lên Lào Cai vào khoảng 8 tiếng với tàu hỏa và khoảng 5 tiếng với ô tô.

Ngoài ra bạn có thể đi du lịch phượt bằng xe máy từ Hà Nội. Nếu đi xe ô tô; khi đến Lào Cai bạn phải thuê xe máy để đi tiếp. Bạn nên chọn những xe máy khỏe; phanh tốt và mang theo một bộ đồ sửa để đối phó kịp thời với những tình huống bất ngờ xảy ra trên đường.

Bạn có thể đi theo hai đường:

– Đường từ Ngả Lào Cai đi Trịnh Tường lên Lũng Pô; vòng qua A Mú Sung rồi đến Y Tý. Đường đi này xuyên trong những cánh rừng già, đầy thử thách nên dành cho những xế vững tay lái.

– Ngả Lào Cai – Sapa đến Mường Hum; Dền Thàng, Dền Sáng, A Lù đến Y Tý, đường này đẹp và dễ đi hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận với những khúc cua tay áo và trơn trượt đầy thử thách.

Nhà nghỉ

Dịch vụ nhà nghỉ ở Y Tý vẫn chưa phát triển; hầu hết đều là nhà sàn của dân mở ra phục vụ khách du lịch. Trước khi đi bạn nên liên hệ với chủ nhà trước để có chỗ ngủ. Có 2 nhà nghỉ cho bạn tham khảo là nhà cô Si: 01274.546.667 và nhà cô Mỷ: 0203.501.320.

Thời điểm đi Y Tý mùa nào đẹp nhất trong năm?

Y Tý mùa nước đổ

Mùa nước đổ tại Y Tý

Vào mùa hè, những cơn mưa của trời đem lại nguồn nước cho đồng ruộng; đó cũng là lúc bà con nhân dân ở Y Tý chuẩn bị một mùa vụ mới. Mùa đổ ải kéo dài từ tháng 5 tới tháng 6 nhưng có những thửa ruộng được cấy sớm, cấy muộn tạo thành các gam màu đẹp mắt cho khu ruộng bậc thang.

Nằm trên độ cao khoảng 2000m; ruộng ở Y Tý trải dài theo sườn đồi; triền núi hình vòng cung như một chấm phá hoa văn độc đáo. Khi nước đổ ngập ruộng; đồng bào dân tộc be bờ; những thửa ruộng ngập nước thành điểm vui chơi của lũ trẻ khi bố mẹ đang vất vả lo toan việc đồng áng.

Y Tý mùa lúa chín

Thời điểm cuối tháng 8 đầu tháng 9; khi lúa bắt đầu chín; Y Tý Lào Cai đẹp mê hồn quyến rũ với màu vàng rực của lúa; lan rộng ngút ngàn; thơm hương lúa mới. Trong cái nắng chớm thu không gay gắt; con đường uốn lượn đưa bạn đến những thửa ruộng bậc thang vàng óng; hút tầm mắt. Những áng mây bồng bềnh lượn bên sườn núi cao như điểm tô thêm cho sự tuyệt vời của khung cảnh mùa lúa chín mê đắm; níu giữ người lữ khách phương xa.

Săn mây Y Tý với những cảnh đẹp khó cưỡng cho người thích đi du lịch trải nghiệm

Săn mây ở Y Tý

Y Tý là một vùng đất cao hơn 2000 mét; với bốn bề là núi; thuộc huyện Bát Xát; cách thành phố Lào Cai tầm 80km. Nơi đây được mệnh danh là “vùng đất sương mù”; là nơi các bạn trẻ thường hay tổ chức đi chơi để chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp cùng với biển mây.

Bạn nên đi Y Tý vào cuối tuần để tham dự Phiên chợ Y Tý ngày thứ Bảy với những sắc màu sặc sỡ bởi váy; khăn đội đầu của những người dân tộc Hà Nhì; Mông, Dao. Các sản vật được mang xuống chợ là những nông sản của nhà trồng được cùng với những mảnh thổ cấm được làm bằng tay.

Bên cạnh đó bạn có thể tham dự các lễ hội của người Hà Nhì; đặc biệt là lễ hội Khô già già. Đây là lễ hội của đồng bào Hà Nhì Y Tý được tổ chức trong 3 ngày; bắt đầu vào ngày Thìn đầu tiên của tháng 6 âm lịch hàng năm.

Lễ hội ở Y Tý

Lễ hội thể hiện đặc trưng tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp; thờ thần rừng, thần nước, thần đất của cộng đồng người Hà Nhì; cầu mong cho mùa màng bội thu; chăn nuôi phát triển; con người khỏe mạnh, cuộc sống ấm no. Lễ hội Khô già già được coi là lễ hội cầu mùa lâu đời nhất và lớn nhất của dân tộc Hà Nhì đen huyện Bát Xát.

Sau nghi thức này, thịt trâu sẽ được chia đều cho các gia đình trong làng mang về làm lễ cúng tổ tiên; cầu mong tổ tiên bảo vệ gia đình; bảo vệ con cháu trong suốt một năm. Tiếp đó, chủ các gia đình bày đặt lễ vật lên mâm; rồi đội rước mâm lễ từ nhà đến rừng; tổ chức lễ cúng chung của làng.

Thôn Lao Chải

Lao Chải là thôn có số người dân tộc Hà Nhì

Đặc biệt hơn, hãy đến để khám phá những ngôi nhà trình tường tuyệt đẹp được xem là đẹp nhất Lào Cai của thôn Lao Chải. Lao Chải là thôn có số người dân tộc Hà Nhì sinh sống đông nhất Ý Tý với 76 hộ dân và cũng là điểm đến hấp dẫn nhất ở chốn quanh năm mây phủ này. Tự thân cái tên “Lao Chải” đã mang nghĩa Hán là “thôn gốc”, “thôn cũ”, bởi đây là thôn đầu tiên với 100% là người Hà Nhì đen.

Kiến trúc nhà của người Hà Nhì khá độc đáo và đặc biệt, bởi các ngôi nhà trong thôn đều giống nhau từ hình thức, kết cấu, kiến trúc, không gian sử dụng và cả cách bài trí ngôi nhà. Tất cả đều được làm theo kiểu trình tường, bằng đất với hai vòng trong và ngoài. Nhà thường đắp tường dày từ 40 – 45cm, trong lõi có xếp đá bằng nắm tay, cao khoảng 4,5 – 5m.

Diện tích trung bình mỗi ngôi nhà dao động từ 65-80m2, có mái dốc ngắn (4 mái). Ngôi nhà có duy nhất một cửa ra vào ở chính giữa và thêm một hai cửa thông gió ở bên trái, hoặc bên phải lối ra vào, nhìn xa như lỗ con tò vò. Bên trong có lần cửa thứ hai cũng dày như tường ngoài, có tác dụng phòng thủ. Sau lần cửa này là bếp và giường ngủ của người làm chủ gia đình. Đây được coi là mẫu nhà chung cho các gia đình sống trong một khu vực cư trú, không có sự phân biệt sang hèn trong kiến trúc nhà ở.

Các địa điểm du lịch Y Tý Lào Cai hấp dẫn

Mốc 92 – Ngã ba Lũng Pô

Ngã 3 Lũng Pô là nơi con sông Nguyên Giang (Trung Quốc) gặp sông Lũng Pô cùng hoà với nhau chảy vào Việt Nam được gọi là sông Hồng. Bạn có thể đưng ở cột cờ Lũng Pô vị trí cộc mốc biên giới 92 phóng tầm mắt dõi theo những áng mây trôi, ngắm nhìn quê hương bình yên nhưng thấm máu xương của những người lính biên phòng A Mú Sung đã chiến đấu bảo vệ miền biên viễn.

sao quên được Mốc 92 – Ngã ba Lũng Pô

Các cột mốc biên giới Việt Nam và Trung Quốc

Thăm các cột mốc biên giới Việt Nam và Trung Quốc trên chuyến hành trình tới Y Tý, mỗi cột mốc đều có ý nghĩa quan trọng, là chủ quyền quốc gia dân tộc, là những hy sinh nước mắt máu xương để giữ từng tấc đất.

Ẩm thực

Chú ý là trước khi đến Y Tý các bạn nên gọi điện cho quán ăn từ hôm trước để sáng hôm sau họ còn đi chợ và chuẩn bị đồ ăn. Cũng như các vùng cao Tây Bắc khác; đến Y Tý các bạn có thể thưởng thức món lợn cắp nách, gà chạy bộ, rau cải mèo … đây là những món ngon và dễ ăn cho mọi người.

Ngoài ra vào phiên chợ ngày thứ Bảy bạn nên thưởng thức món thắng cố được làm từ thịt ngựa. Còn một món cũng rất đặc biệt mà bạn cần thử khi đến đây; đó là món Nhộng ong và Chè san tuyết (Suối Giàng).

Y Tý còn có đặc sản là rượu Sim San- loại rượu mà những ai đã từng uống chắc khó có thể quên được.

Những lưu ý khi đi du lịch phượt săn mây Y Tý

Những lưu ý khi đi du lịch phượt săn mây Y Tý

– Việc đầu tiên khi đến Y Tý là bạn phải khai báo tạm trú với công an và biên phòng vì đây là xã sát biên giới. Sau khi hoàn tất những thủ tục này; bạn có thể yên tâm với cuộc hành trình săn mây của mình.

Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trước chuyến đi. Vào mùa mưa đường đi trên vùng cao Tây Bắc nói chung và Y Tý nói riêng rất hay bị sạt lở; các bạn cần biết trước để chọn hướng đi cho an toàn.

Hãy chuẩn bị 1 đôi ủng hoặc đôi dép lê, rất nhiều đoạn phải đi qua các đập tràn và nếu bạn không muốn ướt giày thì hãy mang 1 trong 2 thứ trên để thay đổi khi cần.

– Thời tiết ở đây ban đêm rất lạnh nên bạn cần mang theo khăn, mũ len, gang tay, áo khoác ấm và chăn mỏng.

– Đường vào Y Tý khá xấu có nhiều chỗ cua và nhiều đoạn đường trơn trượt nên khi đi bạn nên mang theo gang tay và bọc gối để tránh bị lạnh và bị trầy xước khi bị ngã.

Khi thuê xe ở Sa Pa bên dịch vụ thường yêu cầu bạn để lại CMND, nếu bạn có 1 bản pho to công chứng hoặc hộ chiếu thì nên mang đi đặt ở đó còn CMND nên giữ trong người để vào còn trình báo với biên phòng.

Nguồn: 24h.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội