Tìm hiểu Lễ hội Cầu Bông

Tìm hiểu Lễ hội Cầu Bông

Hàng năm vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch, Lễ hội Cầu Bông được tổ chức tại làng Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Lễ hội Cầu Bông là nghi lễ mở đầu cho một mùa màng của năm mới. Hàng trăm gia đình lo mua sắm, dâng cúng các lễ vật, mong muốn cho mọi nhà no ấm khi được mùa mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về Lễ hội Cầu Bông ở Hội An để các bạn hiểu rỏ hơn về nghi lễ này.

Lễ hội Cầu Bông diễn ra lúc nào? Ở đâu?

Lễ hội Cầu Bông mong muốn mùa màng bội thu

Làng Trà Quế từ lâu đã nổi tiếng với tên gọi làng trồng rau. Năm nào làng rau trù phú, bội thu thì lễ Cầu Bông được tổ chức với quy mô lớn và được tổ chức vào mùng 7 tháng Giêng.

Ngoài phần nghi lễ thì có các hoạt động thú vị khác nhau được tổ chức để mọi người giải trí và chuẩn bị cho năm mới mang lại nhiều tài lộc hơn. Khi đoàn diễu hành đầu tiên đến nhà công, các bô lão ngay lập tức làm theo nghi lễ truyền thống để cúng đất, cúng âm linh. Bàn thờ thổ công được đặt phía trước và đối diện với bàn thờ chính, trên đó đặt một bàn có hoa quả, gạo, muối, thịt gạo, áo giấy và đồ tế lễ. Sau một năm làm việc vất vả, những lúc rảnh rỗi, những người nông dân luôn cảm kích trước công ơn và tinh thần của các vị thần, đồng thời bày tỏ tấm lòng và sự đồng cảm.

Mục đích của Lễ hội Cầu Bông

Mục đích của Lễ hội Cầu Bông là tri ân với các vị thần; những người đã đóng góp xây dựng lên làng rau Trà Quế, bên cạnh đó cũng cầu mong cho mưa thuận gió hòa; mùa màng bội thu; cuộc sống nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Nghi lễ của Lễ hội Cầu Bông

Lễ hội Cầu Bông có ý nghĩa như một nghi lễ mở mùa

Trước hết là lễ Nghinh thần (rước thần), từ sáng sớm người dân ở 2 làng đã tụ hội về đình làng, nhà thờ Tiền hiền để nghinh thần. Với cờ hội dong cao, kiệu hoa, lư hương, án thờ đã được 4 chàng trai mạnh khỏe của làng ăn vận trang phục lễ hội khiêng đi; trước đoàn rước là hai hàng cờ; biển, sau đó là kiệu thần là trống chiêng; đội gia lễ, đội cổ nhạc và các nghệ nhân; các bô lão trong sắc phục áo dài khăn đóng diễu qua khắp các thôn, xóm, ngõ, làng. Trong đó lễ nghinh của nông dân Trà Quế bao giờ cũng có thêm đoàn phụ nữ ăn vận áo dài tay dâng mâm ngũ quả.

Tiếp theo đó mọi người bước vào phần tế chính thức với bàn thờ đầy ắp bánh trái; hương hoa và đặc biệt có cả một con gà giò. Theo người dân nơi đây; gà giò cúng phải là gà trống nuôi vừa mới lớn; có màu lông đẹp, đem luộc hết sức cẩn thận, da và gân phải nguyên vẹn. Văn tế có nội dung tôn vinh; ngưỡng vọng công đức tổ tiên, những bậc tiền hiền có công khai hoang lập nên làng rau truyền thống hơn 500 năm qua; Sau khi tế lễ xong, các cụ cao niên tập trung lại để xem giò gà; nếu giữa bàn chân gà đầy đặn thì xóm làng bình an; khá giả, hoa trái tốt tươi.

Lễ vật

Lê hội Cầu Bông tri ân các vị thần

Không chỉ tập trung cúng đình;cả làng nhà nào cũng sắm một mâm lễ vật để Cầu Bông. Lễ vật nhất thiết phải có một con gà trống thiến miệng ngậm hoa; trên lưng cắm một con dao làm bằng tre; năm dĩa xôi hồng cắm năm cái bông rực rỡ và một ly rượu trắng. Ngày nay, mọi người đều cảm thấy mình được xác nhận là một thành viên quan trọng không thể thiếu trong làng. Chính vì thế mà tất cả dân làng Trà Quế cũng như dân làng lân cận đều tụ họp về để tham gia phần hội hè sống động; vui vẻ này.

Đến ngày nay Lễ hội Cầu Bông không chỉ là lễ hội địa phương mà đã có rất nhiều du khác đến du lịch Hội An vào dịp này để tìm hiểu về phong tục; tập quán lễ hội nơi đây; và một điều không thể thiếu đó là tìm hiểu và thưởng thức những món đặc sản Hội An; những địa điểm ăn uống Hội An và cụ thể ở đây là món tôm hữu là đặc sản của làng Trà Quế.

Các hoạt động khác

Không chỉ dừng lại ở phần lễ; phần hội tiếp nối được mở đầu bằng hội thi cuốc đất trồng rau. Những người nông dân giỏi từ các thôn; xóm sẽ được chọn ra để thi thố những kỹ thuật; từ cuốc đất, vun luống, đến chăm tỉa và trồng các loại rau thơm. Người đoạt giải sẽ đem lại vinh dự cho xóm; thôn và sẽ được bà con tổ chức ăn mừng thật rôm rả.

Phần hội càng thêm sôi động với hội thi nấu ăn; hát hò khoan đối đáp, đặc biệt thi làm món “Tôm hữu” là một món ăn đặc trưng của làng; được dùng trong các lễ cúng; hội hè hay đãi đằng khách qúy. Từ những sản phẩm của làng rau cộng với những thực phẩm bình dị như lát thịt; con tôm, người dân Trà Quế đã rất điệu đàng khi làm thành một món ăn truyền thống; với con tôm cong cong kẹp lát thịt cùng cọng rau húng tươi xanh, được buộc bằng một tép hành dài quấn quanh – ba thứ ấy siết chặt lại làm thành món ăn “Tôm hữu”, tượng trưng cho tình bằng hữu của người dân quê, vì vậy mà đã có người gọi bằng cái tên “Tam hữu”.

Hy vọng trong một bài giới thiệu này các bạn cũng một phần nào đó hình dung ra được vẻ đẹp và ý nghĩa của lễ hội này; nếu có dịp các bạn nên ghé thăm và cùng hòa mình vào không khí lễ hội nơi đây.

Nguồn: Dulichkhampha.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội